Kiến nghị khởi tố 2 phó giám đốc VietinBank TP.HCM"Huyền Như lừa được là nhờ VietinBank lỏng lẻo"Huyền Như phạm tội kéo dài, vai trò lãnh đạo Vietinbank ở đâu?
Nhóm các bị cáo bị truy tố về hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng được các luật sư bào chữa đề nghị xem xét lại tội danh của các bị cáo.
Luật sư bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Ngân hàng VietinBank cũng cho rằng trong suốt quá trình điều tra, truy tố và xét xử, VietinBank vẫn khẳng định đơn vị này không hề bị thiệt hại gì về tài sản nên không đủ căn cứ cáo buộc các bị cáo này phạm tội.
Riêng luật sư Nguyễn Đăng Trừng (bào chữa cho bị cáo Bùi Ngọc Quyên, bị truy tố về hành vi vi phạm về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng) đặt câu hỏi về vai trò của lãnh đạo VietinBank ở đâu khi quá trình phạm tội của Huyền Như kéo dài hơn một năm rưỡi và số tiền Như lừa đảo và chiếm đoạt lên tới 4.000 tỉ đồng mà VietinBank nhiều lần thanh tra, kiểm tra nhưng vẫn không biết.
Bào chữa cho bị cáo Trần Thanh Thanh (nguyên phó trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, bị truy tố về hành vi vi phạm về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng), luật sư Phạm Thanh Khương nói trong những bút lục và lời khai của bị cáo Huyền Như tại cơ quan điều tra cho thấy Như đã làm giả nhiều con dấu và chữ ký của các khách hàng, thậm chí ký như thật.
Hồ sơ thể hiện để có được chữ ký giống như thật, có chữ ký Huyền Như đã ký đến 30 lần trước mặt cán bộ điều tra, có chữ ký giả được ký bằng bút chì rồi ký đè bằng bút kim lên và nếu có chữ ký mẫu thì Huyền Như ký được như thật.
“Cơ quan điều tra cũng không phân biệt được chữ ký giả bằng mắt thường mà phải dùng đến nghiệp vụ đặc biệt nên không khó hiểu nếu các nhân viên của VietinBank không phát hiện. Bởi vậy, các bị cáo này cũng chỉ được coi là nạn nhân của Huyền Như mà thôi” - luật sư Khương nói.
Vụ lừa đảo 120 tỉ đồng tại Agribank Tân Bình: Án nhẹ hơn so với mức đề nghị Sáng 14-1, hội đồng xét xử sơ thẩm TAND TP.HCM tuyên án đối với 14 bị cáo trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt 120 tỉ đồng tại Agribank Tân Bình. Theo đó, có đến năm bị cáo được trả tự do tại tòa. Các bị cáo khác đều được tuyên mức án nhẹ hơn so với mức đề nghị của Viện kiểm sát. Hội đồng xét xử cho rằng các bị cáo đều có nhiều lý do để có thể được hưởng tình tiết giảm nhẹ: tham gia với vai trò bị động, bị chỉ đạo, không có sự bàn bạc trước, thời gian cống hiến cho sự nghiệp ngân hàng lâu năm, tham gia với vai trò giúp sức mờ nhạt, thời gian tạm giam dài cũng đã đủ tính răn đe, cải tạo đối với những bị cáo này. Hội đồng xét xử tuyên các mức án như sau: bị cáo Trần Huỳnh Nghĩa (giám đốc Công ty TNHH Cát Phương Nam) 20 năm tù và Huỳnh Công Phúc (chồng Nguyễn Thị Phương Hoa - chủ mưu) 14 năm tù, Phạm Việt Văn (nguyên phó giám đốc Agribank Tân Bình) 12 năm tù. Ngoài ra hội đồng xét xử cũng tuyên các mức án từ 2 năm 8 tháng đến 8 năm tù cho các bị cáo còn lại: Trần Thị Lệ Thu, Nguyễn Kim Dzoanh, Trần Huỳnh Trâm, Phạm Duy Soạn, Đỗ Giao Toàn, Ngô Đức Tài, Nguyễn Văn Chín, Đặng Thị Duyên Nghĩa, Võ Đức Hùng, Nguyễn Minh Hòa, Nguyễn Trọng Luân. Năm bị cáo được tuyên mức án bằng thời gian tạm giam: Phạm Duy Soạn, Đặng Thị Duyên Nghĩa, Võ Đức Hùng, Nguyễn Minh Hòa, Nguyễn Trọng Luân. Các bị cáo này được trả tự do tại tòa. Bảo Hà |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận