04/04/2023 15:57 GMT+7

Luật này ‘đá’ luật kia đang làm khổ doanh nghiệp

Đó là những nội dung nổi bật của báo cáo dòng chảy pháp luật kinh doanh 2022, được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố ngày 4-4 tại Hà Nội.

Luật này ‘đá’ luật kia đang làm khổ doanh nghiệp - Ảnh 1.

Ông Phạm Tấn Công, chủ tịch VCCI, cho biết nhiều doanh nghiệp bị sốc vì sự thay đổi thường xuyên của pháp luật về đầu tư kinh doanh - Ảnh: B.NGỌC

Nhiều nội dung cụ thể làm khổ doanh nghiệp đã được chỉ ra.

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Tấn Công - chủ tịch VCCI - cho rằng quá trình thay đổi quy định pháp luật phải làm sao để doanh nghiệp không bị sốc.

Các doanh nghiệp lớn, đầu ngành như những con tàu lớn, họ không thể phanh gấp, rẽ phải, rẽ trái ngay được, họ rất cần môi trường kinh doanh ổn định để phát triển, ông Công nói.

Quy định pháp luật thiếu ổn định

Trình bày báo cáo dòng chảy pháp luật kinh doanh 2022, ông Nguyễn Minh Đức - cán bộ Ban Pháp chế của VCCI - cho biết việc giải quyết các vấn đề nóng của môi trường đầu tư kinh doanh năm 2022 còn lúng túng.

Ví dụ, sau vụ đấu giá đất Thủ Thiêm, doanh nghiệp trúng đấu giá bỏ cọc thì ngay lập tức cơ quan quản lý nhà nước dự thảo một nghị định mới về đấu giá đất theo hướng tăng điều kiện, siết quy định về đấu giá đất, trong khi mục đích của đấu giá là càng nhiều người tham gia cạnh tranh càng tốt. Đến nay, nghị định vẫn chưa ra đời nhưng nó cho thấy xu hướng phản ứng chính sách giật cục theo vụ việc nóng.

Tương tự, để chấn chỉnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Chính phủ ban hành nghị định 65 nhưng sau mấy tháng phải lập tức sửa đổi cũng cho thấy việc phản ứng chính sách theo những vụ việc nóng đã bộc lộ bất cập, không khả thi.

"Có thể thấy rằng, khi gặp sự việc tiêu cực tác động đến thị trường, phản ứng đầu tiên của các cơ quan quản lý là "siết chặt" đối với các chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh trong khi chưa đánh giá tác động một cách kỹ càng đối với thị trường. Hậu quả làm gia tăng khó khăn của môi trường kinh doanh, làm cho chính sách thiếu ổn định, thiếu tính dự báo trong khi mục tiêu quản lý đôi khi lại không đạt được", ông Đức nhấn mạnh.

Còn theo bà Nguyễn Minh Thảo, trưởng ban nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương), rủi ro pháp lý của doanh nghiệp có nhiều khía cạnh như chính sách thay đổi liên tục; chất lượng chính sách thấp; quy định hồi tố với doanh nghiệp.

Bà Thảo cho hay các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp FDI, rất sợ sự thay đổi chính sách liên tục vì họ không đoán định được. 

Cùng quan điểm này, TS Trần Kiên - giám đốc Trung tâm nghiên cứu Luật so sánh, Trường đại học Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhấn mạnh - luật có ổn định thì mới kiểm soát được hành vi của cơ quan công quyền, hạn chế tối đa sự can thiệp của cơ quan công quyền vào môi trường đầu tư kinh doanh.

Luật này ‘đá’ luật kia đang làm khổ doanh nghiệp - Ảnh 3.

TS Trần Kiên, giám đốc Trung tâm nghiên cứu luật so sánh, Đại học Luật: Luật ổn định mới kiểm soát được hành vi của cơ quan công quyền - Ảnh: B.NGỌC

 Một dự án bất động sản cần 40 con dấu chính, hàng chục con dấu phụ

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Quốc Hiệp, chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), cho hay trong lĩnh vực bất động sản đang có tới 12 luật tác động, trung bình một dự án bất động sản để xong thủ tục cần 40 con dấu chính, và nhiều chục con dấu phụ của các sở, ngành. Thời gian trung bình để hoàn thành thủ tục đầu tư một dự án bất động sản mất 2 năm, rất nhiêu khê.

Bên cạnh đó, ông Hiệp cũng chỉ ra rằng sự chồng chéo của các luật về đầu tư kinh doanh vô cùng nhiều, đâu đâu cũng có.

Ví dụ Luật quy hoạch đô thị quy định dự án phải được chấp thuận chủ trương đầu tư rồi mới tiến hành làm quy hoạch và xin phê duyệt, trong khi Luật đầu tư lại quy định dự án muốn được chấp thuận chủ trương đầu tư thì phải có quy hoạch chi tiết được duyệt. Ngay cả chính quyền địa phương nhiều khi cũng không biết theo luật nào.

Ông Hiệp kiến nghị cần có đội ngũ chuyên gia giỏi, nắm được các luật để tổng hợp, tham mưu cho Quốc hội. Vì thiếu đội ngũ chuyên gia luật pháp giỏi nên dù làm luật rất công phu nhưng cứ 5-7 năm lại chỉnh sửa và không có được sự ổn định.

34 nhà máy điện sạch ‘cầu cứu’ Thủ tướng vì không bán được điện34 nhà máy điện sạch ‘cầu cứu’ Thủ tướng vì không bán được điện

36 nhà đầu tư điện sạch đã cùng ký văn bản kiến nghị Thủ tướng về những bất cập trong cơ chế giá phát điện với điện gió, điện mặt trời làm cho 34 nhà máy điện đã đầu tư xong nhưng không thể bán điện cho EVN.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên