Vì trả lương bằng ATM thì thời gian lao động của công nhân không bị gián đoạn như trả lương trực tiếp tại công ty (có công ty cả chục ngàn công nhân, lúc trước mỗi tháng phải mất 3-4 ngày để chi lương, bình quân mỗi công nhân ngừng làm việc một giờ để xếp hàng nhận lương, ký tên, kiểm lại... thì công ty thiệt hại không nhỏ).
Lúc hệ thống ATM của các ngân hàng chưa được kết nối toàn bộ, nhóm thẻ ATM nào chỉ rút được máy của nhóm ngân hàng đó, hơi bất tiện một chút. Những ngân hàng nào muốn phát hành được thẻ ATM thì phải đầu tư máy rút tiền và đảm bảo máy hoạt động thông suốt.
Rút tiền không được vẫn mất phí
Khóa phòng ATM vì sợ người nơi khác rút hết tiền Ngân hàng nào trang bị máy càng nhiều thì càng cực và càng tốn kém. Một trưởng phòng giao dịch của một ngân hàng tại Dĩ An (Bình Dương) cho biết mới vừa nạp tiền vào máy xong thì công nhân mở thẻ của các ngân hàng khác tới rút sạch. Có công ty được ngân hàng đặt máy ATM trước cổng, giờ làm việc thì khóa cửa phòng ATM lại không cho ai rút vì sợ công nhân công ty khác rút hết tiền. Đến giờ công nhân của mình nghỉ mới mở cửa phòng ATM cho họ vào rút. |
Thứ nhất, rút tiền hay truy vấn số dư từ máy ngân hàng khác thì bị mất phí. Thậm chí vô lý đến mức rút tiền mà tiền không ra, tài khoản bị trừ vẫn... mất phí. Bị nuốt thẻ thì có khi phải nộp phí cho ngân hàng, ngân hàng mới trả thẻ (có ngân hàng thu 20.000 đồng của chủ thẻ bị máy nuốt nếu thẻ không phải ngân hàng mình phát hành).
Thứ hai, có người lương tháng 2 triệu đồng, rút tiền không ra mà tài khoản bị trừ. Khiếu nại ngân hàng phát hành xong, chờ tra soát ngân hàng chủ máy (có khi ở tận đầu kia của đất nước), nhanh thì hai tuần, chậm thì... hai tháng có khi hơn tiền mới được trả vô tài khoản lại.
Trong khi phí rút tiền thì ngân hàng không trả dù chủ thẻ không rút được tiền. Rất nhiều thắc mắc được nêu ra. Số tiền bị chiếm dụng tại sao không được ngân hàng chủ máy trả lãi và chi phí nghỉ làm, đi lại để khiếu nại của chủ thẻ ai chịu trách nhiệm đền bù?
Thứ ba, tình trạng máy hết tiền xảy ra thường xuyên, liên tục và không ai chịu trách nhiệm về việc công nhân thức xếp hàng, chạy lòng vòng các máy ATM cả đêm, có khi khuya lơ khuya lắc nhưng lắm lúc vẫn không rút được tiền.
Cứ phát hành thẻ, còn mặc kệ khách hàng...
Với chuyện thứ nhất và thứ hai sẽ có người khuyên: vậy thì kiếm máy ATM của ngân hàng phát hành thẻ cho mình mà rút. Xin thưa: có ngân hàng bỏ tiền trang bị nhiều máy ATM nhưng cũng có nhiều ngân hàng từ lúc kết nối ATM đến giờ chỉ biết “dụ” các công ty mở thẻ chứ không chịu trang bị máy.
Bởi vì mua một máy trên dưới 30.000 USD, rồi còn bỏ tiền vô máy (tiền không sinh lợi), bỏ công thay nhật ký, bỏ người bảo vệ, tiếp quỹ... nên cứ tha hồ phát hành rồi mặc kệ chủ thẻ rút ở đâu thì rút.
Chuyện thứ ba thì đến nay chưa có cách giải quyết vì chưa có chế tài nào với các ngân hàng chủ máy ATM nếu máy của ngân hàng đó hết tiền trong một khoảng thời gian nhất định. Việc tiếp tiền hiện còn khá rắc rối như đòi hỏi phải mời giám đốc hoặc phó giám đốc ngân hàng mở kho mới lấy được tiền để đi tiếp nên đêm khuya đâu dễ gì họ đi tiếp.
Có ngân hàng không muốn cực nên “khoán thuê” việc tiếp tiền cho công ty dịch vụ và công ty này tiếp tiền cho máy ATM bao nhiêu, tiếp lúc nào và xử lý thiếu thừa thế nào thì ngân hàng không kiểm soát được, thậm chí không buồn kiểm soát.
Thế mà những bất cập trên không mấy ai quan tâm giải quyết, lại đi bàn chuyện rút tiền ATM phải đứng cách nhau 1m? Người ta phải xếp hàng sít rịt vì không có chỗ để xếp hàng và để không bị những chủ thẻ dữ dằn xen ngang chứ đâu phải máy ATM nào cũng đặt trong siêu thị hay khách sạn.
Buổi tối những ngày cao điểm chi lương cứ dạo quanh xem công nhân các khu chế xuất, khu công nghiệp ở Tân Thuận, Thủ Đức, Tân Tạo (TP.HCM), Sóng Thần, Đồng An (Bình Dương)... rồng rắn xếp hàng, chầu chực; hoặc chạy lòng vòng khổ sở như thế nào để rút được tiền từ mồ hôi nước mắt mình làm ra.
Rút tiền cực quá nên có bao nhiêu tiền là rút hết một lần, rút được tiền ra về lắm khi bị trấn lột, đánh đập chỉ biết khóc và khóc. Vậy có ai thấy xót không?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận