Phó chủ tịch UBND TP Phan Thị Thắng (bìa phải) trao hoa và chúc mừng Ban quản lý di tích lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt - Ảnh: CẨM NƯƠNG
Đây được cho là điểm sinh hoạt văn hóa của người dân Nam Bộ và TP.HCM để cầu mong mưa thuận gió hòa, thể hiện sức mạnh đoàn kết của nhân dân trong lao động, sinh hoạt và bảo vệ đất nước.
Là thành viên của ban nghi lễ đã 10 năm qua, ông Phạm Công Hoài (65 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) tâm sự rằng Đức Ông được xem như một vị khai quốc công thần của vùng đất này, người dân Bình Thạnh nhớ về ông nên tổ chức ngày giỗ như người thân trong gia đình. Đây là một phong tục tập quán truyền thống quý giá, năm nay ngoài tổ chức cúng giỗ như mọi năm thì TP nâng cấp lễ hội Khai hạ - Cầu an lên thành lễ hội cấp TP.
“Từ ngày ông mất đến giờ là 190 năm nhưng mộ ông vẫn được trùng tu và lưu giữ, đó cũng là một cách giúp thế hệ mai sau luôn nhớ đến nét truyền thống văn hóa và công ơn của các bậc cha ông đi trước”, ông Hoài nói.
Thay mặt lãnh đạo TP, bà Phan Thị Thắng, phó chủ tịch UBND TP.HCM, bày tỏ niềm vui, tự hào và gửi lời chúc mừng đến chính quyền và toàn thể người dân tại quận.
“Trong buổi lễ hôm nay, tôi đề nghị Sở Văn hóa và thể thao, Sở Du lịch, các cơ quan liên quan, hợp tác chặt chẽ, bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội Khai hạ - Cầu an để luôn có vị trí xứng đáng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân”, bà Thắng chia sẻ.
Lễ hội Khai hạ - Cầu an tại lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt là lễ hội thứ ba của TP được Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ hội Khai hạ - Cầu an tại lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt được tổ chức vào mùng 7 tháng giêng âm lịch hằng năm và lễ giỗ Ông diễn ra trong 3 ngày, từ 26 đến 28-8 dương lịch năm nay - Ảnh: CẨM NƯƠNG
Lễ an vị bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại chánh điện - Ảnh: T.T.D.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận