29/11/2018 17:52 GMT+7

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên quy tụ hơn 1.000 nghệ nhân

HUỲNH CÔNG ĐÔNG
HUỲNH CÔNG ĐÔNG

TTO - Chiều 29-11, ông Trần Ngọc Nhung, giám đốc Sở Văn hóa thể thao và du lịch Gia Lai cho biết Lễ hội văn hóa cồng chiêng năm nay quy tụ hơn 1.000 nghệ nhân cồng chiêng của 25 đoàn đến từ năm tỉnh Tây Nguyên.

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên quy tụ hơn 1.000 nghệ nhân - Ảnh 1.

Các nghệ nhân đan lát để du khách tham quan - Ảnh: HUỲNH CÔNG ĐÔNG

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên (Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên) 2018 tại Gia Lai kéo dài từ 30-11 đến 2-12 tại quảng trường Đoàn Kết (TP Pleiku, Gia Lai) với nhiều hoạt động diễn xướng cồng chiêng, lễ hội đường phố.

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên quy tụ hơn 1.000 nghệ nhân - Ảnh 2.

Các nghệ nhân tạc tượng tại lễ hội - Ảnh: HUỲNH CÔNG ĐÔNG

Các hoạt động lễ hội nhằm giữ gìn, tôn vinh bản sắc văn hóa cồng chiêng tại Gia Lai nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung.

Tại lễ hội văn hóa cồng chiêng, các nghệ nhân sẽ tái hiện văn hóa dân tộc mình như đan lát, dệt thổ cẩm, hát dân ca, diễn xướng sử thi, tạc tượng…

Các gian hàng sản vật địa phương và các hoạt động ẩm thực vùng miền cũng đã đưa vào hoạt động.

Đặc biệt ở lễ hội lần này, Ban tổ chức sẽ tổ chức phục vụ cà phê đường phố dọc các tuyến đường chính và xung quanh khu vực Quảng trường Đại đoàn kết.

Ngay trong chiều 29-11, trong khuôn khổ lễ hội, Sở Văn hóa thể thao và du lịch Gia Lai đã tổ chức chương trình tái hiện nghệ thuật tạc tượng, dệt thổ cẩm của người bản địa để giới thiệu đến du khách.

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên quy tụ hơn 1.000 nghệ nhân - Ảnh 3.

Một nghệ nhân người Ba Na dệt thổ cẩm tại lễ hội - Ảnh: HUỲNH CÔNG ĐÔNG

Cũng trong ngày 29-11, đã diễn ra hai triển lãm ảnh tư liệu, nghệ thuật về "Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" và triển lãm tranh, tư liệu về cuộc đời của họa sĩ Xu Man - cánh chim đầu đàn của mỹ thuật đương đại Tây Nguyên diễn ra với tên gọi "Xu Man - Những gì còn lại…".

Các nghệ nhân tạc tượng, đan lát và dêt thổ cẩm - Video: HUỲNH CÔNG ĐÔNG

Ông Nguyễn Quang Tuệ, trưởng phòng Quản lý di sản Văn hóa, sở Văn hóa thể thao và du lịch Gia Lai, cho biết trên tổng số hơn 10.000 bộ cồng chiêng của Tây Nguyên thì Gia Lai chiếm hơn một nửa.

"Hiện, văn hóa cồng chiêng ở Gia Lai vẫn được bảo tồn và đưa ra dạy ở khắp các làng người đồng bào trong toàn tỉnh", ông Tuệ nói.

HUỲNH CÔNG ĐÔNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên