* Ông Hoàng Mạnh Dũng (phó trưởng phòng kế hoạch vật tư kỹ thuật, Công ty TNHH một thành viên Quản lý đô thị và môi trường Đắk Lắk) trả lời:
- Nhà máy xử lý nước thải được xây dựng năm 2006 bằng vốn viện trợ phát triển (ODA) do Chính phủ Đan Mạch tài trợ, theo công nghệ xử lý hồ sinh học ổn định, bao gồm hai chuỗi hồ song song nhau, mỗi chuỗi gồm năm hồ liên tiếp. Nhà máy là nơi xử lý nước thải cho hơn 10.800 hộ dân khu vực trung tâm TP Buôn Ma Thuột, thể tích thiết kế 8.125m3/ngày đêm. Nước thải của toàn TP dồn về các hồ, qua quá trình tích trữ, xử lý hóa chất... rồi mới thải ra môi trường. Khi nước thải chứa trong hồ, hóa chất tác dụng sẽ tạo thành một lớp váng hữu cơ trên bề mặt ngăn mùi hôi thối bốc đi. Tuy nhiên trong điều kiện thời tiết mưa nắng thất thường, gió lớn làm lớp váng vỡ gây tác động đến môi trường... Với công suất thực tế hiện nay mới chỉ đáp ứng cho 5.500 hộ dân, tương đương công suất 4.125m3/ngày đêm nhưng mùi hôi thối đã vượt qua ngưỡng cho phép.
Trước mắt, để xử lý mùi hôi thối, công ty đã làm hợp đồng với Trường đại học Tây nguyên dùng men sinh học và tự mua các hóa chất phủ thêm lên bề mặt các hồ chứa nước thải để ngăn bớt mùi hôi thải ra môi trường. Về lâu dài, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có chủ trương giải tỏa, di dời dân cư quanh khu vực nhà máy xử lý nước thải (phường Thành Nhất, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) để làm vùng đệm cho nhà máy. Hiện công ty đang thuê tư vấn để khảo sát, thiết kế và dự toán kinh phí... để các ngành chức năng góp ý trình UBND tỉnh phê duyệt. Nếu được thông qua, nhà máy xử lý nước thải sẽ được mở rộng thêm vùng đệm 200m quanh nhà máy để trồng cây xanh điều hòa không khí, ngăn chặn mùi hôi thối bay đến khu vực dân cư.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận