Phóng to |
Một góc Làng Tre Phú An ở huyện Bến Cát, tình Bình Dương. Ảnh: Minh Phát |
Làng Tre Phú An là một trong 25 dự án đã vượt qua vòng tuyển chọn của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) từ hơn 300 dự án tham dự ban đầu trên khắp thế giới, được vinh danh tại lễ trao giải lần này nhằm ghi nhận những nỗ lực của họ trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và góp phần xóa đói giảm nghèo.
Phóng to |
Một góc Làng Tre Phú An ở huyện Bến Cát, tình Bình Dương. Ảnh Minh Phát |
Ngoài việc được vinh danh trên thế giới, 25 dự án đoạt giải sẽ được UNDP tham vấn trong việc hoạch định các chính sách toàn cầu sắp tới về phát triển cộng đồng và bảo tồn đa dạng sinh học. Tại buổi lễ, LHQ cũng đã công bố 5 dự án nhận giải đặc biệt trong số 25 dự án đoạt giải. Mỗi giải đặc biệt được nhận khoản tiền thưởng 20.000 USD và 20 giải còn lại mỗi giải 5.000 USD. Năm giải đặc biệt thuộc những dự án ở Cam-pu-chia, Madagascar, Ecuador, Bolivia, và Senegal.
Sáng sớm ngày mai (thứ tư giờ Việt Nam), tiến sĩ Diệp Thị Mỹ Hạnh, người sáng lập Làng Tre Việt Nam, được chọn đại diện khu vực châu Á - Thái Bình Dương cùng với hai đại diện khác từ châu Phi và Mỹ Latin sẽ đọc Bản tuyên ngôn về bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển cộng đồng 2010 tại buổi lễ ở New York.
Phóng to |
Đường vào làng tre Phú An - Gia Tiến |
Liên lạc với Tuổi Trẻ trong thời gian qua, bà Mỹ Hạnh cho biết bà đã phải làm việc cật lực trong hơn một tháng vừa rồi để chuẩn bị báo cáo đề tài tại buổi lễ, và đặc biệt là hoàn thành ba báo cáo cho những dự án nghiên cứu khác của Làng Tre để xin tài trợ trong năm tới.
Nghiệm lại hơn 10 năm xây dựng với không ít thất bại và cả thành công, bà Hạnh cho biết bà đã rút ra được nhiều kinh nghiệm cho các dự án cộng đồng sắp tới và “sẽ vẫn tiếp tục làm việc vì bây giờ người dân đã hiểu nhiều hơn. Và đó là điều chị thấy thành công và tiếp tục làm” - bà Hạnh khẳng định.
Làng Tre Phú An tọa lạc trên 10ha, được thành lập năm 1999 với sự hợp tác giữa 4 đơn vị là tỉnh Bình Dương, ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, vùng Rhône Alpes và Vườn thiên nhiên Pilat - cộng hòa Pháp. Đây là nơi hiện đang lưu giữ hơn 300 loài tre khác nhau.
Giải thưởng Xích đạo (Equator Prize) được trao hai năm một lần kể từ năm 2002 là một phần trong chương trình Mục tiêu Phát triển Thiên niên Kỷ (MDG) của Liên Hợp Quốc nhằm thực hiện chủ trương toàn cầu về sự phát triển bền vững.
Đến nay, đã có tổng cộng 103 dự án thuộc khu vực châu Á, châu Phi và Thái Bình Dương, Mỹ Latin và vùng Caribe được trao Giải thưởng Xích đạo, chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực nông lâm nghiệp, khắc phục hậu quả biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái phục vụ cho mục tiêu phát triển cộng đồng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận