Phóng to |
Chìa khoá đột phá của các nhà khoa học đại học Griffith, Úc là thiết bị kính hiển vi có độ phân giải cao cho phép các nhà khoa học có thể chụp được bóng của nguyên tử đơn - Ảnh: Daily Mail |
Các nhà khoa học tập trung hình ảnh bằng cách sử dụng kính hiển vi có độ phân giải cực cao, chiếu xuống vùng nhỏ hơn để tạo ra một bức ảnh rõ nét.
Tiến sĩ Dave Kielpinski, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết ông và các đồng nghiệp đã dùng năng lượng điện để tách các ion nguyên tử đơn lẻ của nguyên tố Ytebi rồi chiếu trực tiếp ánh sáng có tần số đặc biệt lên các ion nguyên tử này.
Bóng của nguyên tử được in trên một thiết bị kính hiển vi và các nhà khoa học dễ dàng chụp được nó bằng máy ảnh kỹ thuật số. Để đạt được thành công này, nhóm nghiên cứu đã phải làm việc vất vả trong vòng 5 năm.
Đây là lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học chụp được bóng của nguyên tử. Phương pháp này cũng giúp các nhà khoa học hiểu rõ lượng ánh sáng cần thiết để quan sát những mẫu nhỏ như tế bào hay DNA.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận