23/04/2018 20:26 GMT+7

Lần đầu Thanh Hóa lấy huyết khối cơ học cứu bệnh nhân đột quỵ

HÀ ĐỒNG
HÀ ĐỒNG

TTO - Các bác sĩ Khoa thần kinh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa vừa cứu sống một bệnh nhân bị đột quỵ não bằng phương pháp lấy huyết khối cơ học. Đây là lần đầu tiên ở Thanh Hóa triển khai phương pháp này.

Chiều 23-4, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết sáng 17-4, khi đang đi chợ, bà Lê Thị Tới (70 tuổi, trú xã Hoằng Khê, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đột ngột chóng mặt, choáng váng quỵ xuống. 

Sau đó bà Tới tê yếu tay chân trái, miệng méo, nói khó, liền được gia đình đưa đến Khoa thần kinh, Bệnh viện đa khoa tỉnh cấp cứu. 

Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bà Tới bị đột quỵ não cấp giờ thứ 2.

Lần đầu Thanh Hóa lấy huyết khối cơ học cứu bệnh nhân đột quỵ - Ảnh 1.

Bệnh nhân Lê Thị Tới đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa - Ảnh do bệnh viện cung cấp

Sau khi chụp cắt lớp vi tính sọ não, bác sĩ xác định bệnh nhân Tới không có xuất huyết não, ý thức lú lẫn, liệt ½ người trái, liệt dây thần kinh số 7 trung ương trái và được các bác sĩ sử dụng thuốc tiêu sợi huyết.

Sau đó, bệnh nhân được chụp MSCT 128 lát cắt mạch não, dựng hình mạch máu não thấy hình ảnh tắc toàn bộ động mạch não giữa bên phải. 

Các bác sĩ quyết định chuyển xuống phòng can thiệp mạch DSA, tiến hành luồn catherte vào động mạch đùi, tiếp cận được cục máu đông, sử dụng dụng cụ lấy huyết khối Solitaire để kéo huyết khối.

Sau hơn hai giờ cấp cứu, bệnh nhân Tới đã tỉnh, không còn yếu liệt. Hai ngày sau, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, đi lại được. Đến nay, bệnh nhân đang hồi phục sức khỏe tốt, có thể xuất viện trong những ngày tới.

Bác sĩ Nguyễn Hoành Sâm - trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa - cho biết bệnh nhân bị đột quỵ như bà Tới nếu không được cấp cứu kịp thời thì nguy cơ tàn phế, hoặc tử vong là rất cao. 

Xử lý đột quỵ não bằng kỹ thuật lấy huyết khối cơ học là kỹ thuật cao, lần đầu tiên được triển khai thành công tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. 

Một trong những yếu tố thành công là bệnh nhân phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt, sau khi phát hiện đột quỵ trong khoảng 6 giờ ban đầu.  

Lấy huyết khối cơ học là một kỹ thuật được khá nhiều bệnh viện trong cả nước thực hiện. 

Cứu sống bệnh nhân bị đâm thấu ngực ở đảo Thổ Châu Cứu sống bệnh nhân bị đâm thấu ngực ở đảo Thổ Châu

TTO - Bệnh viện Quân y K120-Cục hậu cần QK9 cho biết bệnh viện vừa phối hợp với Bệnh xá Quân - Dân y đảo Thổ Chu huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang cứu sống thành công 1 bệnh nhân bị dao đâm vết với thương xuyên thấu ngực, thấu bụng.

                                                                       

HÀ ĐỒNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên