Khi còn sống bà tôi có đầy đủ căn cước công dân gắn chip, có số định danh trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo hiểm xã hội…, chỉ là do hồ sơ khai sinh gốc trước năm 1975 bị thất lạc không trích lục được.
Vậy gia đình tôi phải làm thế nào để khai nhận thừa kế mà không cần giấy khai sinh của bà?
- Luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật (Đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn:
Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều 57 Luật Công chứng.
Trường hợp thừa kế theo pháp luật, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản.
Nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên xác minh hoặc yêu cầu giám định.
Thời gian xác minh, giám định nội dung liên quan đến văn bản khai nhận di sản không tính vào thời hạn công chứng.
Như vậy, nếu người để lại di sản không có giấy khai sinh thì người yêu cầu công chứng có thể đề nghị công chứng viên tiến hành xác minh nội dung này.
Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn
Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận