Bạn biết gì về vị trí công việc kỹ sư xây dựng? - Ảnh: Pexels.
Kỹ sư xây dựng là ai? Những vị trí việc làm phổ biến
Kỹ sư xây dựng (Construction Engineer) là người trực tiếp quản lý các dự án liên quan đến xây dựng, đảm bảo chúng được triển khai theo đúng kế hoạch và tiến độ. Đồng thời, họ còn chịu trách nhiệm về thiết kế và đảm bảo an toàn cho các cấu trúc tạm thời được dựng lên trong quá trình xây dựng.
Ngoài ra, kỹ sư xây dựng còn giám sát các vấn đề về ngân sách, quản lý tiến độ và truyền thông của dự án đang triển khai.
Tùy vào các chuyên ngành đào tạo mà vị trí công việc của ngành nghề kỹ sư được phân loại cụ thể như sau:
● Kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp.
● Kỹ sư xây dựng công trình quân sự.
● Kỹ sư xây dựng công trình thủy lợi.
● Kỹ sư xây dựng công trình biển.
● Kỹ sư xây dựng cầu đường.
● Kỹ sư xây dựng đô thị.
● Kỹ sư vật liệu xây dựng.
● Kỹ sư thiết kế xây dựng.
● …
Mô tả công việc của kỹ sư xây dựng
Theo phân loại ngành nghề, có đa dạng vị trí kỹ sư xây dựng với nhiều tính chất, đặc thù công việc khác nhau. Tuy nhiên, xét trên phương diện chung thì những công việc mà họ cần làm đó là:
● Phân tích bản báo cáo, bản đồ địa hình, tình hình khu vực khởi công xây dựng và một số dữ liệu liên quan khác để lên kế hoạch dự án.
● Xem xét và đánh giá những vấn đề liên quan đến giá trị xây dựng, tìm hiểu các quy định của Chính phủ, Nhà nước về an toàn trong xây dựng và dự đoán các nguy hiểm tiềm ẩn trong môi trường, phân tích rủi ro có thể xảy ra.
● Theo dõi và kiểm tra địa hình để xác định tính phù hợp cũng như độ vững chắc của nền móng công trình.
● Kiểm tra chất liệu, vật liệu xây dựng đã và đang được sử dụng trong công trình.
● Tư vấn cho chủ đầu tư hoặc khách hàng và giải quyết những vấn đề thiếu sót, phát sinh.
● Giám sát tiến độ thi công và lập báo cáo về tình hình dự án đang triển khai.
● Quản lý ngân sách mua trang thiết bị/nguyên vật liệu.
● Quản lý, điều hành các công việc tại công trường bao gồm: sửa chữa, bảo trì và thay thế các cơ sở hạ tầng đã hỏng hay xuống cấp.
● Đề xuất đặt thầu, báo cáo rủi ro, ước tính nguồn vốn và số lượng nhân công xây dựng với chủ đầu tư hoặc khách hàng.
Kỹ sư xây dựng làm gì? - Ảnh: Pexels.
Những yếu tố cần có đối với một kỹ sư xây dựng
Kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn
Công việc của kỹ sư xây dựng là những công việc liên quan đến kỹ thuật và ứng dụng thực tiễn. Vì vậy, để trở thành một Construction Engineer, trước hết bạn phải trải qua quá trình học tập, đào tạo để nắm vững kiến thức cũng như chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật.
Những kiến thức chuyên môn liên quan đến vị trí công việc này như: đọc bản vẽ, bóc tách dự toán, lập giá dự thầu, lập hồ sơ dự thầu, lập hồ sơ quyết toán xây dựng,... Bạn cần phải nắm vững những kiến thức này để có thể vận dụng vào thực tế.
Nắm vững các chuyên môn trong nghề - Ảnh: Pexels.
Kỹ năng mềm
Trong quá trình làm việc, kỹ sư xây dựng sẽ thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc với nhiều người. Vì vậy, ở vị trí này, bạn phải trang bị cho bản thân những kỹ năng mềm nhất định để có thể tồn tại và phát triển xa hơn nữa trong nghề. Một số kỹ năng quan trọng có thể kể đến như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm,...
Những kỹ năng này sẽ được tích lũy dần theo thời gian dựa trên kinh nghiệm làm việc của bản thân. Bên cạnh đó, kỹ năng quản lý, lãnh đạo cũng là một trong những yếu tố quan trọng mà bạn nên học hỏi nếu có ý định tiến xa hơn lên vị trí cấp cao.
Sức khỏe tốt
Đặc thù công việc của kỹ sư trong lĩnh vực xây dựng là phải thường xuyên di chuyển theo những công trình, trực tiếp tham gia giám sát dự án, chỉ đạo hay hướng dẫn nhân công. Trong khi đó, môi trường làm việc tại công trường lại bị bao phủ bởi khói bụi, tiếng ồn cũng như những tác động của thời tiết như mưa gió, nắng gắt,... Những điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người kỹ sư.
Ngoài ra, cũng bởi vì tính chất công việc mà kỹ sư xây dựng phải thường xuyên thức đêm, tăng ca để hoàn thành deadline. Chính vì thế, người kỹ sư cần phải biết tự chăm sóc sức khỏe để có thể đương đầu với mọi khó khăn, thử thách trong công việc.
Trang bị cho bản thân một sức khỏe tốt để có thể theo nghề lâu dài - Ảnh: Pexels.
Trình độ ngoại ngữ
Với sự đầu tư và tham gia ngày càng nhiều của các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam thì việc thành thạo ngoại ngữ là điều hết sức cần thiết. Đặc biệt, kỹ sư xây dựng nên trang bị thêm tiếng Anh chuyên ngành để thuận lợi hơn trong công việc.
Khả năng ngoại ngữ tốt sẽ giúp bạn tiếp cận được với nhiều nguồn tài liệu, thông tin khi làm việc. Bên cạnh đó, nó còn là công cụ hỗ trợ bạn giao tiếp, làm việc với đối tác, khách hàng nước ngoài một cách thuận lợi và dễ dàng.
Thành thạo công nghệ
Việc ứng dụng các giải pháp công nghệ vào quy trình làm việc ngày càng trở nên phổ biến, nhất là trong thời đại 4.0 như hiện nay. Điều này giúp bạn vừa tiết kiệm thời gian, sức lực, vừa mang đến tính chính xác và hiệu quả cao trong công việc.
Sử dụng thành thạo công nghệ giúp tăng cường hiệu quả công việc - Ảnh: Pexels.
Chính vì vậy, ngoài việc thành thạo kỹ năng tin học văn phòng cơ bản, bạn cần học hỏi thêm để có thể sử dụng thành thạo các phần mềm, công cụ hỗ trợ công việc liên quan đến thiết kế, xây dựng nhằm đẩy nhanh tiến độ làm việc.
Thu nhập hấp dẫn của kỹ sư xây dựng
Theo khảo sát và đánh giá từ CareerBuilder, lương kỹ sư xây dựng hiện nay tương đối ổn định và có sự dao động lớn. Sự dao động này tùy thuộc vào vị trí công việc, kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn, quy mô doanh nghiệp và loại hình công trình. Vậy, cụ thể kỹ sư xây dựng lương bao nhiêu?
● Đối với những bạn trẻ vừa ra trường, chưa có kinh nghiệm thì mức lương khởi điểm sẽ dao động từ 6 – 8 triệu đồng/tháng.
● Với những kỹ sư đã có kinh nghiệm làm việc từ 4 – 5 năm thì mức lương thường dao động từ 15 – 30 triệu đồng/tháng.
● Với những kỹ sư lành nghề, có kinh nghiệm chỉ huy các công trình, dự án lớn thì mức lương trung bình hàng tháng có thể lên đến 40 – 50 triệu đồng.
Triển vọng nghề nghiệp của kỹ sư xây dựng
Để phát triển đất nước ngày một phồn thịnh, công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng là vô cùng quan trọng. Khi nền kinh tế phát triển thì các dự án và công trình cũng "mọc" lên ngày càng nhiều. Chưa kể, với sự hội nhập quốc tế rộng rãi thì những dự án hạ tầng có sự đầu tư của nước ngoài cũng chiếm đa số. Chính vì vậy, ngành xây dựng hiện nay đang giữ vai trò chủ đạo. Điều này cũng kéo theo cơ hội việc làm của ngành xây dựng luôn rộng mở.
Cơ hội nghề nghiệp rộng mở trong ngành xây dựng - Ảnh: Internet.
Thực tế cho thấy, vị trí kỹ sư xây dựng luôn thu hút nguồn nhân lực lớn hơn so với các ngành nghề khác và vẫn đang trên đà tăng trưởng từng ngày. Đặc biệt, vị trí này còn thu hút ứng viên nhờ mức lương cao và ổn định.
Sau khi hoàn thành chương trình học và tốt nghiệp ngành xây dựng, bạn có thể trở thành một kỹ sư ở nhiều mảng khác nhau tùy vào sở thích. Tóm lại, trong tương lai, những ngành nghề liên quan đến kỹ sư sẽ luôn mở ra nhiều cơ hội và chào đón các ứng viên.
Tìm việc làm kỹ sư xây dựng ở đâu?
Với triển vọng nghề nghiệp rộng mở, nhu cầu tìm việc làm kỹ sư xây dựng cũng tăng cao. Ứng viên có thể tìm kiếm vị trí công việc này một cách dễ dàng tại website Careerbuilder.vn với nhiều đơn vị tuyển dụng uy tín.
Bạn có thể tham khảo nhiều công ty tuyển dụng kỹ sư xây dựng khác nhau và so sánh mức lương giữa các nơi để lựa chọn được công ty cũng như vị trí phù hợp với kinh nghiệm và năng lực của bản thân.
Truy cập vào website Careerbuilder.vn, ứng viên sẽ có cơ hội trải nghiệm các tính năng tìm kiếm việc làm mới mẻ và tối ưu nhất hiện nay. Chỉ mất vài phút đăng ký tài khoản, tạo CV và gửi yêu cầu tuyển dụng là bạn đã có ngay cơ hội cho vị trí việc làm kỹ sư xây dựng mà không phải tốn quá nhiều thời gian, công sức đi tìm việc ở khắp nơi.
CareerBuilder hy vọng bài viết trên đây sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn, giúp bạn hình dung rõ hơn về việc làm của kỹ sư xây dựng. Hãy trang bị cho mình một hành trang thật tốt để hiện thực hóa giấc mơ trở thành một kỹ sư giỏi trong tương lai nhé!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận