22/02/2014 05:17 GMT+7

Kinh tế VN 2014: nhiều cơ hội

BẠCH HOÀN
BẠCH HOÀN

TT - Sáng 21-2, tại hội thảo Kinh tế Việt Nam 2014: vấn đề và giải pháp do Thời Báo Kinh Tế VN tổ chức ở TP.HCM, các chuyên gia kinh tế cho rằng kinh tế VN trong năm 2014 đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục và là cơ hội hấp dẫn để những người có tiền chuyển thành vốn đầu tư, xây dựng các dự án mới, mua lại các tài sản cũ...

Kinh tế Việt Nam 2014: sẽ phục hồi nhưng chưa vững chắc Năm 2014: Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt Nam?

Phát biểu tại hội thảo, TS Trần Du Lịch khẳng định kinh tế VN đã vượt qua giai đoạn bất ổn vĩ mô, căn cứ trên các dấu hiệu như chỉ số tăng trưởng GDP, lạm phát trong năm 2013, dòng vốn FDI vào VN, tăng trưởng xuất khẩu và thực tế nhập siêu... Theo ông Lịch, dù vẫn còn rất nhiều khó khăn nhưng đã có nhiều nhân tố để tin rằng nền kinh tế VN sẽ phục hồi dần tốc độ tăng trưởng, niềm tin của thị trường được củng cố và doanh nghiệp có triển vọng để phát triển bền vững hơn.

Tuy nhiên để tận dụng được cơ hội, theo TS Lê Xuân Nghĩa - viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh, Chính phủ cần đẩy nhanh xử lý nợ xấu trong năm nay. Những ngân hàng yếu quá cần quyết liệt tái cấu trúc, thậm chí cho phá sản. Đặc biệt, cần đột phá về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. “Cải cách doanh nghiệp nhà nước sẽ là thông điệp cho các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá VN thực chất đã đi vào cải cách thể chế kinh tế. Giờ là thời điểm để hành động” - ông Nghĩa nói. Cũng theo ông Nghĩa, thời cơ cho các nhà đầu tư bỏ vốn vào dây chuyền công nghệ mới, hay rút ngắn thời gian tham gia thị trường sẽ khó lặp lại, có thể 50 năm nữa cũng không có. “Nhiều doanh nghiệp đã phá sản hoặc không còn khả năng tiếp tục chống đỡ nay muốn bán lại. Thị trường mua bán tài sản sẽ rất sôi động” - ông Nghĩa nhận định.

Ông Lê Phước Vũ, chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Hoa Sen (Hoa Sen Group), cho rằng rất mừng khi nhìn vào quyết tâm cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ. Theo ông Vũ, dù không liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp tư nhân nhưng khi các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả sẽ dẫn tới đủ thứ hệ lụy, trong đó làm lãi suất ngân hàng tăng cao, đồng tiền mất giá... “Nếu quyết tâm không đủ mạnh, Chính phủ không tạo được động lực cho cộng đồng doanh nghiệp thì chúng ta sẽ mất đi cơ hội” - ông Vũ khẳng định.

BẠCH HOÀN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên