Đà Nẵng không “cấm cửa” dân nhập cư
Phóng to |
TS Hoàng Ngọc Giao |
Phóng to |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng |
- Tự do cư trú, tự do đi lại là quyền của con người. Đã là quyền của con người thì không ai ban phát cho cả. Đó là quyền của mỗi cá nhân từ khi sinh ra. Đấy là nguyên tắc cơ bản.
"Tự do cư trú là quyền của dân. Do chuyện tự do cư trú sinh ra những bất cập cho cộng đồng, cho trật tự an toàn xã hội thì anh phải dùng các biện pháp nghiệp vụ của mình để đảm bảo trật tự an toàn xã hội chứ không thể đưa ra những quy định cấm đoán hay hạn chế cư trú được" TS Hoàng Ngọc Giao "Người dân muốn ở đâu thì ở. Quản lý thế nào thì cũng phải đảm bảo quyền của người dân. Quản lý là việc của Nhà nước, tôi từ nơi này đến nơi kia sinh sống thì tôi chỉ thông báo, chỉ đăng ký thôi, chứ không phải là tôi đến xin ông cái quyền ấy. Tại sao ông quản lý hộ khẩu mà lại cấm người ta ký hợp đồng lao động? Tôi có việc cần phải đến chỗ đó làm ăn. Ông không cho tôi đăng ký thì tôi vẫn cứ phải đến đó. Đừng có dùng cái này (hộ khẩu) để cấm quyền được học hành, quyền được chữa bệnh của tôi" Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 26-2 |
* Vậy, dự thảo quy định nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi đăng ký tạm trú có dẫn tới việc hạn chế quyền của người dân?
- Đấy là quy định hành chính không ổn vì hôm nay tôi tạm trú ở đây 1-2 tháng nhưng tôi thấy làm ăn không được thì tôi đi chỗ khác, nên không thể quy định đăng ký thường trú phải có điều kiện nào đó được. Đây là sự hạn chế một cách máy móc hành chính, không phù hợp với quyền do Hiến pháp quy định.
* Còn quy định về thông báo lưu trú được sửa đổi, bổ sung là có thể thông báo với công an xã, phường, thị trấn trực tiếp, hoặc bằng điện thoại hoặc qua mạng máy vi tính thì có thông thoáng hơn, tạo thuận lợi hơn cho người dân không?
- Tôi cho rằng quy định về đăng ký lưu trú, tạm vắng hiện nay đang có bất cập, là điều khoản vi hiến. Cơ quan nhà nước nhận thuế của dân thì phải có trách nhiệm bảo vệ an ninh, trật tự, theo dõi các đối tượng bất hảo bằng các biện pháp nghiệp vụ. Anh không thể lấy lý do đảm bảo trật tự - an ninh mà bắt người dân phải đăng ký lưu trú, tạm vắng. Việc một người có vi phạm pháp luật không thì anh phải dùng các biện pháp nghiệp vụ để xác minh chứ không thể nửa đêm vào nhà dân bảo nhà anh có người lạ không đăng ký lưu trú là vi phạm pháp luật. Công dân đang có đầy đủ các quyền pháp luật của mình, không bị hạn chế bởi bản án của tòa án thì sự cấm đoán, hạn chế quyền tự do đi lại, cư trú là vi hiến. Hiến pháp đã quy định rõ công dân có quyền tự do cư trú.
* Một trong những mục tiêu của việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú lần này là nhằm giảm sức ép dân cư tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM. Theo ông, lấy quy định hạn chế quyền cư trú để đạt mục tiêu này có phù hợp không?
- Muốn giảm thiểu dân số thì phải dùng biện pháp có tính chất kinh tế, xã hội, tạo ra các đô thị vệ tinh để người ta bớt vào các thành phố lớn chứ không thể bằng các biện pháp hạn chế quyền cư trú. Không thể dùng các biện pháp hành chính để hạn chế quyền tự do cư trú của người dân, vì đây là quyền hiến định. Cơ quan nhà nước phải phục vụ dân và quản lý nhà nước theo hướng vì sự tiện lợi, lợi ích của người dân chứ không phải cái gì bất tiện thì cấm. Cứ cấm như thế thì quá dễ, cơ quan công quyền chỉ việc ăn no, ngủ kỹ.
Tự do cư trú là quyền của dân. Do chuyện tự do cư trú sinh ra những bất cập cho cộng đồng, cho trật tự an toàn xã hội thì anh phải dùng các biện pháp nghiệp vụ của mình để đảm bảo trật tự an toàn xã hội chứ không thể đưa ra những quy định cấm đoán hay hạn chế cư trú được. Những người bình thường không có vấn đề gì, tại sao lại cấm người ta đi lại, cư trú? Nếu người ta làm ăn chân chính, không vi phạm pháp luật, tại sao lại cấm?
* Nhưng có những địa phương như Đà Nẵng lại cho rằng họ phải có quy định đặc thù của mình để hạn chế người dân nhập cư vào nội thành. Hay như Hà Nội thì muốn có một luật riêng về thủ đô?
- Đấy không phải là kiểu quản lý nhà nước theo mô hình nhà nước pháp quyền. Chuyện này liên quan tới mối quan hệ giữa chính quyền trung ương, địa phương và tính chủ động cũng như tính chất độc lập của chính quyền địa phương. Nếu nhân dân Đà Nẵng thông qua HĐND bày tỏ nhất trí cần hạn chế việc di cư vào nội thành Đà Nẵng bằng một số tiêu chí nhất định thì đấy là quyền của chính quyền địa phương. Nhưng không nên đưa ra một luật như luật về thủ đô, luật về TP.HCM. Cần thiết phải có sự phân quyền, cấp nào trung ương quyết, cấp nào địa phương quyết và đi theo sự phân quyền đó thì người dân ở cộng đồng địa phương phải thật sự có tiếng nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận