Ủy ban DTSĐHP đã giải trình rõ những ý kiến không tiếp thu.
Phóng to |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (bìa trái) bắt tay các đại biểu Quốc hội tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII - Ảnh: VIỆT DŨNG |
Cần bảo đảm tính ổn định
Tuyên thệ khi nhậm chức Trên cơ sở nghiên cứu ý kiến nhân dân, Ủy ban DTSĐHP đã bổ sung trình Quốc hội quy định về việc tuyên thệ khi nhậm chức. Khoản 7, điều 75 dự thảo viết: “Khi nhậm chức, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp”. |
Ông Lý cho biết có loại ý kiến “đề nghị lấy lại tên gọi Việt Nam dân chủ cộng hòa vì tên gọi này gắn liền với sự ra đời của chính thể cộng hòa đầu tiên ở nước ta, là thành quả của cuộc cách mạng giành độc lập tháng 8-1945. Tên gọi này đã được chính thức ghi nhận trong Bản tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên đọc ngày 2-9-1945 và tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp 1946, Hiến pháp năm 1959, thể hiện rõ thể chế chính trị của nước ta là cộng hòa, bản chất của Nhà nước ta là nhà nước dân chủ”.
Ủy ban DTSĐHP lập luận: “Tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Việt Nam dân chủ cộng hòa đều thể hiện rõ chính thể của nước ta là cộng hòa, bản chất của Nhà nước ta là nhà nước dân chủ. Tuy nhiên, việc giữ nguyên tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm tiếp tục khẳng định mục tiêu, con đường xây dựng và phát triển đất nước lên chủ nghĩa xã hội, bảo đảm tính ổn định, tránh việc phải thay đổi về quốc huy, con dấu, quốc hiệu trên các văn bản, giấy tờ. Hơn nữa, trải qua 37 năm, tên gọi này đã trở nên quen thuộc đối với nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế”.
Trưng cầu ý dân về Hiến pháp là việc hệ trọng
Trước những ý kiến “đề nghị Hiến pháp phải được trưng cầu ý dân (hoặc phúc quyết) sau khi được Quốc hội thông qua vì Hiến pháp là đạo luật gốc, đạo luật cơ bản, thể hiện chủ quyền của nhân dân, ý chí, nguyện vọng của nhân dân nên phải do nhân dân quyết định”, Ủy ban DTSĐHP giải thích nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước ở nước ta là tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Vì vậy nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp. Thực tiễn lập hiến ở Việt Nam cho thấy nhân dân tham gia tất cả công đoạn của quy trình lập hiến, từ việc tổng kết thi hành Hiến pháp đến việc xây dựng và tham gia ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội thông qua.
“Do đó về thực chất, dự thảo sửa đổi Hiến pháp trước khi trình Quốc hội thông qua đã thể hiện ý chí và trí tuệ của nhân dân. Vì vậy, quy định Quốc hội thông qua Hiến pháp không trái với nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Mặt khác, trưng cầu ý dân về Hiến pháp là việc hệ trọng nên cần phải được cân nhắc một cách toàn diện, phù hợp với tình hình, đặc điểm từng giai đoạn phát triển của nước ta. Do đó, để kết hợp giữa thẩm quyền của Quốc hội và quyền của nhân dân trong việc xây dựng Hiến pháp, đề nghị quy định “việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định” - ông Lý tuyên bố.
Giữ điều 4 là cần thiết
“Về cơ bản, ý kiến nhân dân tán thành việc khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, tán thành bổ sung quy định Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình” - ông Lý trình bày. Qua tổng hợp, cũng có cả những ý kiến đề nghị không cần thiết có điều 4 vì Đảng là một tổ chức chính trị hoạt động theo điều lệ.
Ủy ban DTSĐHP nêu quan điểm: “Cần khẳng định rằng việc giữ điều 4 quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng là cần thiết. Quy định này kế thừa quy định tại điều 4 của Hiến pháp hiện hành, khẳng định tính lịch sử, tính tất yếu khách quan sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nước ta... Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cũng là vấn đề đang được tổng kết, nghiên cứu. Vì vậy, Ủy ban DTSĐHP đề nghị Quốc hội không đưa vấn đề ban hành luật về Đảng vào dự thảo Hiến pháp”.
Chính phủ phải chấp hành Quốc hội
Liên quan đến quy định về Chính phủ, có hai loại ý kiến chính, trong đó có loại ý kiến “đề nghị không quy định Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội vì trong chức năng hành pháp và hành chính đã thể hiện rõ trách nhiệm của Chính phủ chấp hành Hiến pháp, luật, nghị quyết do Quốc hội thông qua. Về bản chất, việc Chính phủ tổ chức thực thi Hiến pháp, pháp luật chính là hoạt động chấp hành ý chí của nhân dân được thể hiện trong các đạo luật do Quốc hội ban hành, phù hợp với nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất và thuộc về nhân dân. Việc không tiếp tục quy định Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội sẽ làm rõ hơn vai trò hành pháp và sự phân công quyền lực cho Chính phủ trong quan hệ với Quốc hội, bảo đảm tính độc lập tương đối, sự kiểm soát của cơ quan hành pháp đối với cơ quan lập pháp, tạo cơ sở để Chính phủ chủ động, năng động hơn trong quản lý, điều hành”.
Tuy nhiên, Ủy ban DTSĐHP cho rằng: “Quốc hội là cơ quan duy nhất do cử tri cả nước trực tiếp bầu ra. Với tư cách là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội được nhân dân ủy quyền ban hành Hiến pháp, luật, nghị quyết, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, thiết lập nên các cơ quan hiến định trong bộ máy nhà nước và giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Do đó, Chính phủ là cơ quan hành pháp có trách nhiệm tổ chức và bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, luật, nghị quyết do Quốc hội ban hành, đồng thời chịu trách nhiệm báo cáo công tác với Quốc hội và chịu sự giám sát của Quốc hội”.
Đại biểu Dương Trung Quốc: Sửa đổi Hiến pháp là một cơ hội lịch sử Chúng ta luôn nói rất nhiều đến quyền phúc quyết của người dân nhưng trong dự thảo lại không thấy cơ chế nào để người dân thực hiện, mà vẫn chỉ thông qua tính đại diện của Quốc hội. Cá nhân tôi cho rằng sửa đổi Hiến pháp là một cơ hội lịch sử, ít nhất sẽ tác động trong vài chục năm tới, vì vậy cần phải hết sức kỹ lưỡng và cầu thị. Bản dự thảo lần này cần khắc phục ít nhất ba quyền của người dân chưa được thực thi, nó vẫn là quyền treo trong cả bốn bản Hiến pháp. Thứ nhất là quyền tự do hội họp và biểu tình, tức là người dân có quyền bộc lộ quan điểm của mình. Thứ hai là quyền lập hội, để mọi người có thể thành lập từng nhóm xã hội, phản ánh nguyện vọng của từng nhóm xã hội đó. Thứ ba là quyền quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước thông qua trưng cầu ý dân, đây là một giá trị nay đã có tính phổ quát trên thế giới. Cả ba vấn đề trên chúng ta đều đã có quá trình nghiên cứu, thậm chí từng được đưa vào chương trình làm luật của Quốc hội, thì đây là cơ hội để cụ thể hóa nó. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận