Phóng to |
Đường đầy bùn đất khiến việc đi lại của người dân hết sức khó khăn - Ảnh: Q.Khải |
Hiện nay, công trình chưa hoàn thành nhưng đơn vị thi công đã dọn đi, để lại công trình ngổn ngang. Nhiều người đi làm xa phải gửi xe ngoài đường lớn rồi dò dẫm từng bước trên bờ bao nhấp nhô bùn đất đi về nhà. Có gia đình không chịu được tình trạng trên phải thuê nhà chỗ khác để ở.
Ông Khưu Thành Khiêm, phó giám đốc Ban quản lý dự án bờ hữu sông Sài Gòn, cho biết khu vực thi công trên thuộc gói thầu 4B2. Theo thiết kế, gói thầu trên sẽ thi công đường giao thông nông thôn kết hợp bờ bao dài 3km (hai bờ). Tuy nhiên, khi thi công được gần 50% thì UBND TP yêu cầu điều chỉnh thiết kế từ làm đường chuyển sang làm cống kiểm soát triều tại đầu rạch. Vì vậy, trong tuần này sẽ san ủi đoạn bờ bao đã thi công để trả lại lối đi cho người dân.
Chưa nhận được tiền hỗ trợ bệnh heo tai xanh
“Dù Nhà nước hứa hỗ trợ 25.000 đồng/kg đối với heo bị tiêu hủy do bệnh tai xanh hồi năm 2010 nhưng đến nay người dân vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ” - nhiều bạn đọc ở huyện Bù Gia Mập (Bình Phước) phản ảnh.
Ông Trần Quang Ty, chủ tịch UBND huyện Bù Gia Mập, xác nhận thông tin trên. Theo ông Ty, sở dĩ người dân chưa nhận được tiền hỗ trợ do tỉnh chưa chuyển tiền về huyện. Khi nào nhận được kinh phí hỗ trợ từ tỉnh, huyện sẽ chuyển ngay đến bà con bị thiệt hại. Ông Ty cho biết năm 2010 trên địa bàn huyện dịch bệnh heo tai xanh xảy ra ở bảy xã, với số lượng heo bị tiêu hủy hơn 25 tấn, kinh phí hỗ trợ trên 620 triệu đồng.
* Cây xanh mới trồng đã chết. “Hàng trăm cây xanh vừa được trồng trên dải phân cách ở đường Phan Đình Phùng và Phạm Văn Đồng, TP Kon Tum (Kon Tum) đang bị chết dần chết mòn (ảnh), trông rất xót” - bạn đọc tên Dũng phản ảnh. Theo ông Phan Đình Việt - giám đốc Công ty Môi trường đô thị TP Kon Tum, trước Tết Nguyên đán Ban quản lý xây dựng đường Hồ Chí Minh có tạm bàn giao công trình cho công ty nhưng không bàn giao bản thiết kế. Khi kiểm tra, công ty thấy đường ống để tưới nước không đạt yêu cầu, không thể dùng tưới cây nên cây chết. Ông Việt cho rằng nếu công ty dùng xe bồn để tưới nước cho cây thì kinh phí không thể đáp ứng nổi. (TRẦN THẢO NHI)
* Công nhân đình công đòi lương. “Sáng 22-2, khoảng 320 công nhân của Công ty may Magnicon (vốn 100% Đài Loan, trụ sở tại Q.12, TP.HCM) đình công yêu cầu công ty trả lương tháng 1 và 2” - một bạn đọc báo tin. Theo các công nhân, giám đốc công ty thông báo ngày 10-2 sẽ trả hết lương cho công nhân nhưng đến ngày hẹn, công ty tiếp tục hẹn đến ngày 22-2. Sáng 22-2, khi công nhân đến công ty thì được thông báo công ty ngưng hoạt động. Theo bà Nguyễn Thị Hồng Phượng - trưởng Phòng lao động Q.12, thông tin từ công ty cho biết giám đốc công ty đã về nước từ ngày 28-1 và có dấu hiệu không trở lại nên không có ai đứng ra giải quyết quyền lợi của công nhân. Theo bà Phượng, giải pháp tạm thời là lập biên bản yêu cầu đại diện công ty, chính quyền và cả người lao động giữ nguyên tài sản của công ty chờ ý kiến chỉ đạo của thành phố. Hiện công ty còn nợ tiền lương công nhân khoảng 1,6 tỉ đồng. * Cùng ngày, một bạn đọc báo tin công nhân Công ty Liên Phương, P.Tân Phú, Q.9 (TP.HCM) đình công đòi tiền lương. Tuy nhiên, theo Liên đoàn Lao động Q.9, chỉ có khoảng 200 công nhân đã nghỉ việc đến công ty yêu cầu thanh toán lương tháng 1-2011 mà công ty đã hứa trước đó. Do công ty đang gặp khó khăn nên tiếp tục hẹn đến 28-2 sẽ giải quyết lương cho số công nhân này và được công nhân đồng ý. (Hồ Văn) * Thi công chậm, đường đầy bụi. Nhiều bạn đọc phản ảnh đường tỉnh 902 đi qua các huyện Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm (Vĩnh Long) khởi công từ tháng 10-2010 nhưng sau đó không thi công khiến đường đầy bụi. Đến nơi, chúng tôi thấy để giảm bụi, những người có nhà ven đường phải tưới nước lên mặt đường (ảnh).
Ông Trần Hoàng Tựu, giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Long, cho biết do bản thiết kế bị lệch tim đường so với tuyến đường hiện hữu nên đơn vị thiết kế phải chỉnh sửa. Việc này khiến con đường chậm thi công. (Ngọc Hậu) * Cây cổ thụ chết ngày càng nhiều. Ngày 22-2, ông Hồ Văn Trí, giám đốc Công ty TNHH một thành viên Công trình đô thị Trà Vinh, cho biết vừa đốn hạ thêm một cây cổ thụ hơn 150 năm tuổi bị chết khô trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (TP Trà Vinh). Theo ông Trí, từ năm 2006 đến nay đã có tới 45 cây cổ thụ trên 150 năm tuổi ở TP Trà Vinh có dấu hiệu già cỗi, rỗng ruột, lá khô héo và chết dần. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhiều người thiếu ý thức đã lột vỏ cây cổ thụ làm chất đốt, đồng thời một số cây cổ thụ bị cây phụ sinh đeo bám... (ĐỨC THÀNH) |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận