25/07/2024 15:06 GMT+7

Không còn ai nhớ Tương Bình Hiệp?

Từ hơn 300 hộ làm nghề và gần 10 cơ sở sản xuất lớn trong những năm 1945 - 1975, làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp (Thủ Dầu Một, Bình Dương) giờ chỉ có vài ba xưởng như Thanh Bình, Tư Bốn… còn bám trụ với nghề.

Không còn ai nhớ Tương Bình Hiệp?- Ảnh 1.

Đường dẫn vào làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp - Ảnh: THÙY LINH

Dù có treo biển "Làng nghề sơn mài truyền thống Tương Bình Hiệp - vào 500m" nhưng hỏi thăm làng nghề ở đâu, nhiều người dân sống quanh đó lắc đầu nguầy nguậy.

"Không bán được nên dẹp hết"

Ở xưởng Tư Bốn - một trong những xưởng sơn mài lâu đời nhất ở làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp, đa số nghệ nhân đều đã già.

Chú Bảy (60 tuổi) chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, bây giờ các bạn trẻ có sức khỏe thì đi làm công ty, xí nghiệp.

Chưa kể trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, nhiều nhân công trong xưởng đã không chịu nổi sức ép mà bỏ nghề tìm đến các công việc khác.

Thành thử chỉ có những người làm nghề lâu năm như chú mới bám trụ lại.

Nghệ nhân Tư Nẹo (51 tuổi) kể hơn 10 tuổi, ông đã đi theo các anh chung xóm học làm sơn mài. Hồi xưa ở Tương Bình Hiệp có mười nhà thì làm nghề hết mười. Nay không bán được nên người ta dẹp hết, chỉ ở những xưởng lớn có đơn đặt hàng mới tồn tại nổi.

"Giờ để các bạn trẻ yêu và muốn làm nghề là rất khó. Nhỏ nhỏ cỡ con tôi đâu chịu làm nữa", chú nói.

Bên trong một xưởng sơn mài ở làng Tương Bình Hiệp - Ảnh: THÙY LINH

Bên trong một xưởng sơn mài ở làng Tương Bình Hiệp - Ảnh: THÙY LINH

Đề án đến đâu rồi?

Dầu vậy, những nghệ nhân già của làng cho biết họ vẫn ở đó, giống những chiếc bật lửa, sẵn sàng thắp lên tình yêu sơn mài cho người trẻ.

Cô Chín (65 tuổi) sinh ra trong một gia đình có ba thế hệ làm sơn mài nên tình yêu với sơn mài luôn cháy trong tim cô. Cô nói cô vẫn làm nghề là để "giữ gìn sơn mài, cũng là giữ vẻ đẹp tỉ mỉ của người Việt".

Không còn ai nhớ Tương Bình Hiệp?- Ảnh 5.

Cô Chín (phải) ở cơ sở sơn mài mỹ nghệ Tư Bốn - Ảnh: THÙY LINH

Hiện dẫu không nhiều thì vẫn có những nghệ nhân trẻ đang cố gắng giữ nghề cha ông. Anh Đạt (25 tuổi) là một trong số đó.

Năm 2016, nghề sơn mài ở Tương Bình Hiệp có tên trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cần được bảo tồn, phát huy.

Vài năm trước, tỉnh Bình Dương còn công bố cả đề án bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp du lịch.

Không biết hiện đề án được đến đâu rồi? Chỉ biết khung cảnh làng nghề hiện thời khiến không ít người sốt ruột. Biết đến bao giờ Tương Bình Hiệp mới chạm được vào "vàng son một thuở" như hơn nửa thế kỷ trước? 

Không còn ai nhớ Tương Bình Hiệp?- Ảnh 6.
Không còn ai nhớ Tương Bình Hiệp?- Ảnh 7.
Không còn ai nhớ Tương Bình Hiệp?- Ảnh 8.
Không còn ai nhớ Tương Bình Hiệp?- Ảnh 9.

Một số sản phẩm được trưng bày ở làng sơn mài truyền thống Tương Bình Hiệp - Ảnh: THÙY LINH

Vàng son ơi, vĩnh biệt

Nghề sơn mài Tương Bình Hiệp được bắt nguồn từ thế kỷ 18.

Sau năm 1930, một số sinh viên Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (nay là Trường đại học Mỹ thuật Việt Nam) như Trần Văn Cẩn, Phạm Hậu, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân… cùng nghệ nhân Đinh Văn Thành nghiên cứu thành công loại sơn cánh gián mài được với nước, góp phần khai sinh nghề sơn mài.

Kỹ thuật này lan nhanh khắp nước, vào tận Bình Dương. Ở đây có sẵn Trường Mỹ nghệ thực hành Thủ Dầu Một - một trong những cơ sở có tiếng thời đó, sản sinh ra một lớp họa sĩ, nghệ nhân sơn mài tài năng như Châu Văn Trí, Trương Văn Thành, Nguyễn Thanh Lễ, Nguyễn Văn Yến, Năm Thương…

Những điều đó góp phần thúc đẩy nghề sơn mài ở Tương Bình Hiệp phát triển rực rỡ, nhất là giai đoạn từ 1945-1975.

Lúc đó, ở đây có nhiều xưởng sơn mài có tiếng. Lớn thì có Thành Lễ, nhỏ hơn có Lương Định Của, Trần Hà, Sông Gianh, Lai Leaux, Hồ Hữu Thủ…

Sơn mài Bình Dương mà chủ yếu là sơn mài Tương Bình Hiệp ngày ấy xuất khẩu sang cả thị trường châu Âu.

Triển lãm tranh Xèo Chu kết hợp 5 làng nghề thủ công truyền thốngTriển lãm tranh Xèo Chu kết hợp 5 làng nghề thủ công truyền thống

Ngày 30-1, tại Bảo tàng TP.HCM đã diễn ra triển lãm thủ công “Làng nghề truyền thống kết hợp nghệ thuật hội họa đương đại” do Bảo tàng TP.HCM và gia đình hoạ sĩ Xèo Chu khởi xướng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên