Ba giây là bấm - Tranh: Thành Phong |
Thói quen xấu nhấn còi inh ỏi trên phố của người ViệtChết vì tiếng còi xe tải
Bên cạnh đó, bạn đọc còn mổ xẻ nguyên nhân vì sao thói xấu bấm còi là chuyện đương nhiên, cũng như chỉ ra thêm những thói xấu khác của người Việt trên đường như khạc nhổ, chen lấn, vượt ẩu...
TTO xin trích đăng:
* Nhấn còi để bảo vệ mình
- Khi đang đi trên đường, tôi thấy xe phía trước mà không hiểu họ sẽ làm gì sau đó: quẹo phải hay trái, hay họ muốn tấp vào lề, thế nên tôi nhấn còi cho họ biết tôi đang đằng sau họ. Tôi đã bị té ngã, bị đụng xe vì những người lái xe không theo luật mà còn chửi mắng và đòi hành hung tôi nữa. Do vậy tôi phải nhấn còi để tự bảo vệ.
HOÀNG LAN (hoanlan5556@...)
- Chuyện bấm còi inh ỏi ở VN là chuyện hết thuốc trị. Những người nhấn còi vô tội vạ là ai? Họ là người chạy taxi, người lái xe 4 bánh, chạy xe ôm và xe 2 bánh, thậm chí cha mẹ còn để cho con cái ngồi trước nhấn còi inh ỏi nữa. Họ bấm còi để làm gì, chỉ để tranh giành đường mà thôi.
Giao thông ở VN đã đảo lộn trật tự, cái sai biến thành chuyện thường tình, thành thói quen hết rồi, nên giao thông hỗn loạn cũng từ lý do sau đây.
Còn cả "mưa nước miếng" Nhiều lúc tôi chỉ muốn dán dòng chữ "Bóp còi là vô văn hóa" ở sau lưng. Còn một chuyện nữa lâu lâu lại bị "mưa nước miếng" tạt vào mặt. Tôi hi vọng mỗi ngã tư sẽ có biển báo phê phán mạnh mẽ các thói xấu xí này. Nguyen Son |
Bởi chẳng bị ai phạt, nhắc nhở nên mọi lái xe coi thường luật lệ chuẩn, biến giao thông thành của họ như sau:
- Quẹo trái là cứ ngang nhiên cắt ngang đầu xe chiều đi thẳng ngược lại mà giành đường cho mình,
- Đèn đỏ đậu tràn lan không biết chừa phần đường cho người quẹo phải,
- Chạy leo lên lề đường để giành đường
- Chờ đèn đỏ không đúng vạch, khi đèn xanh đã sáng không biết nên cứ đứng ì ra,
- Chưa hết đèn đỏ đã chạy,
- Xe 4 bánh chạy sang làn xe 2 bánh để giành đường
Ôi nhiều lắm những cái sai đang tồn tại, rồi sẽ làm cho lứa trẻ bắt đầu tham gia giao thông tưởng rằng như vậy là đúng, hết chữa trị nổi.
My Thành
- Lúc trước tôi hay bấm còi để xin đường mỗi khi thấy ai chạy chậm trước mặt mình. Sau khi qua Thái Lan và Lào thấy họ điều khiển xe nhưng không bao giờ sử dụng còi, về Việt Nam tôi bắt chước họ không bấm còi. "Gồng" được khoảng 3 tháng tôi đành phải sử dụng còi xe mỗi khi chạy xe. Bởi vì không sử dụng còi xe thì không bao giờ tôi có thể chạy được khi lúc nào trước mặt mình xe nào cũng chạy loạn xạ.
Tư Cà Mau
- Nói thật nhé, ở Việt Nam giao thông như vậy, nếu đi mà không có còi thì rất nguy hiểm. Giao thông thì hỗn loạn, trong hẻm đâm ra nếu không bấm còi báo trước coi chừng vào bệnh viện sớm. Tình trạng giao thông ở Việt Nam mình phải vậy thôi. Đố bạn đi xe máy trên đường mà không bóp còi vài ba lần đấy. Tôi thấy ở Việt Nam khi đi đường phải có còi mới an toàn.
Nguyễn Văn Tuấn
Phóng to |
Tranh: Thành Phong |
- Ở nước ngoài người ta toàn lái ôtô. Mỗi xe 1 làn cứ vậy mà chạy thì việc gì phải bấm còi. Ở Việt Nam, 5-7 xe chạy ngang nhau trong làn dành cho xe gắn máy. Người chạy sau muốn xin vượt thì phải bấm còi để người trước nép vào. Nếu không bấm còi người trước không chú ý dễ dẫn đến va quẹt. Chưa nói lái ôtô có va quẹt thì trầy xe thôi, lái xe máy va quẹt chỉ có "đo đường".
Nguyễn Mạnh Chương
* Chen lấn, giành đường, đậu xe thiếu ý thức
- Tôi ở Sài Gòn được 6 năm và tôi rất khó chịu về tiếng còi xe ở đây. Nhiều người khi đèn đỏ chưa chuyển qua đèn xanh thì đã bóp còi inh ỏi lên. Họ dừng đèn đỏ mấy chục giây thì còn có vài giây thôi tại sao phải như vậy. Không phủ nhận có những người đèn xanh đã bật nhưng không chịu chạy khiến người khác khó chịu phải nhấn còi.
Thậm chí có những người đang đèn đỏ mà nhấn còi xin đường, chen lên chỉ để nhích xe lên hơn được 1 tí. Tôi không hiểu họ chen lên, nhích lên được 1 tí như vậy thì có tác dụng gì không nữa.
Sài Gòn là thành phố năng động, tôi không phủ nhận có những người rất có ý thức, có những người biết nhấn còi xe là bất lịch sự, nhưng chỉ cần trong 1 đám đông, 1-2 người nhấn còi xe inh ỏi là đủ làm đám đông mệt mỏi rồi.
Phạm Đăng Khoa (pdkhoa310390@...)
- Hằng ngày tôi đi chợ mỗi sáng, đường vào chợ chỉ rộng chừng 4m. Và hầu như ngày nào cũng có xe ai đó đậu thiếu ý thức gây nên cảnh kẹt xe cục bộ (cũng là một hành vi xấu). Trong tình thế tiến thóai lưỡng nan đó, tôi sợ nhất là những tiếng còi thúc giục phía sau.
Tôi không hiểu họ nhấn còi để làm gì, vì đâu ai muốn dừng lại cũng như có tiến cũng không được. Vậy mà tiếng còi cứ mãi vô tư “tra tấn” mọi người.
Tôi sợ nhất là khi dừng đèn đỏ ở TP.HCM. Vì tôi thường xuyên bị thúc giục bởi tiếng còi phía sau với ý bảo tôi chạy đi khi đèn tín hiệu đường giao ngang vừa chuyển… đèn vàng!
Vì chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông (chờ đèn xanh) mà quá nhiều lần tôi phải chịu “sự mỉa mai’ từ những lời nói khó nghe, ánh nhìn khó chịu, đến nỗi bây giờ tôi chỉ dám dừng đèn đỏ ở… phía sau.
Từ một người chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, tôi thành “gã tội đồ, gàn bướng” trong mắt không ít người.
Chuyện nhấn còi vô tội vạ phần nữa là do một số người không hiểu, cứ ngỡ đó là “hành động thể hiện sự cần thiết, chuẩn mực khi đi đường”.
Nhấn còi đúng là cần thiết nhưng không là tất cả mà tùy trường hợp, tình huống, lạm dụng đến mức thừa thãi, vô duyên thì khó mà chấp nhận.
Như có người còn thản nhiên cho trẻ con ngồi phía trước vô tư nhấn còi liên tục như… xe cấp cứu; có người dùng tiếng còi để… chào nhau trên đường, thậm chí là… kêu cửa giữa đêm khuya.
Đó là chưa nói đến dạng “còi khủng, còi chế”, còi của mấy “ông lớn” (xe ben, xe tải…) nghe đinh tai nhức óc.
Có một hiện tượng khó coi nữa mà đông đúc như TP.HCM còn tạm chấp nhận, đằng này ở tỉnh lẻ, đường phố thưa vắng mà nhiều người dừng đèn đỏ lấn hết cả lề trái.
Khổ cho xe (nhất là ôtô) từ đường giao ngang khó lòng mà quẹo phải. Họ đậu rất thản nhiên, thậm chí còn cự cãi, phân bua khi bị lên tiếng nhắc nhở, than phiền.
Trở lại với việc nhấn còi inh ỏi, vô tội vạ mà báo chí đã từng lên tiếng nhiều lần. Tôi thấy cũng có sự tiến bộ nhưng vẫn còn khá phổ biến. Mong rằng mọi người ý thức hơn để không chỉ là đảm bảo an toàn mà còn thể hiện sự hiểu biết, tính văn hóa nữa.
Thanh Vân
Bạn có đồng tình về những ý kiến của anh Robert Ackley trong bài viết Thói quen xấu nhấn còi inh ỏi trên phố của người Việt cũng như những ý kiến của các bạn đọc khác? Hãy chia sẻ những suy nghĩ của bạn với chúng tôi qua địa chỉ email tto@tuoitre.com.vn. Xin cảm ơn. |
* Tin bài liên quan:
Làm trai cứ nước hai mà nóiTính xấu người Việt: Cần soi gương...Người Việt chen lấn, xô đẩy vì không biết xấu hổ?Người Việt thường không xếp hàng và hay chen lấnCó những người Việt xấu xíTiếp viên Vietnam Airlines bị bắt tại Nhật
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận