13/04/2021 20:32 GMT+7

Khó tin nổi trước hình ảnh những chung cư quá nguy hiểm ở Hà Nội

QUANG THẾ - NAM TRẦN
QUANG THẾ - NAM TRẦN

TTO - Hà Nội hiện có 1.579 chung cư cũ được xây dựng từ những năm 1960 đến 1992. Chiều 13-4, chúng tôi đã đến một số chung cư và không tin ở mắt mình về hiện trạng quá nguy hiểm này. Nhưng phá dỡ không dễ. Tại sao?

Khó tin nổi trước hình ảnh những chung cư quá nguy hiểm ở Hà Nội - Ảnh 1.

Phía trước một chung cư cũ trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội đã xuống cấp nặng - Ảnh: NAM TRẦN

Sở Xây dựng TP Hà Nội vừa cho biết một trong những vướng mắc khi triển khai cải tạo đó là phải đảm bảo đồng thuận 100% của người dân mới được phá dỡ nhà chung cư ở cấp độ D, nhà hư hỏng nặng, nguy hiểm.

Sở Xây dựng cho biết ngoài phải đảm bảo đồng thuận 100% của chủ sở hữu mới được phá dỡ chung cư cấp D (hư hỏng nặng, nguy hiểm), mới được cải tạo, xây mới thì còn một số vướng mắc khác như: chỉ tiêu về dân số, chiều cao công trình và mật độ xây dựng bị khống chế.

"Quá trình kiểm định những chung cư cấp độ D kéo dài. Quy định nhà nước thực hiện cải tạo xây mới hoặc theo hình thức BT chưa phù hợp. Chưa quy định những chính sách cụ thể về bồi thường tái định cư, tạm cư và phân cấp cho chính quyền địa phương cấp huyện thực hiện" - Sở Xây dựng cho biết.

Cũng theo Sở Xây dựng, hiện nay trên địa bàn TP có 1.579 chung cư cũ được xây dựng từ những năm 1960 đến 1992. Trong quá trình sử dụng các hộ dân cơi nới sửa chữa gây mất mỹ quan đô thị, đồng thời không được bảo trì khiến chung cư xuống cấp nghiêm trọng, hư hỏng nặng, nguy hiểm.

Chiều 13-4, ghi nhận tại một số quận như Ba Đình, Đống Đa, Hoàng Mai... cho thấy nhiều tòa nhà chung cư cũ, bên trong các căn hộ đã bị hư hỏng nặng. Nhiều người dân sinh sống tại những tòa nhà chung cư cũ thì mong muốn TP sớm có chính sách hợp lý, cải tạo nhanh nhà chung cư cũ để đảm bảo quyền lợi của người dân cũng như quy hoạch của TP.

Dưới đây là chùm ảnh Tuổi Trẻ Online ghi nhận cùng ngày:

Khó tin nổi trước hình ảnh những chung cư quá nguy hiểm ở Hà Nội - Ảnh 2.

Phía trước tòa nhà B1, chung cư Văn Chương, quận Đống Đa - Ảnh: NAM TRẦN

Khó tin nổi trước hình ảnh những chung cư quá nguy hiểm ở Hà Nội - Ảnh 3.

Lối vào một căn hộ - Ảnh: NAM TRẦN

Khó tin nổi trước hình ảnh những chung cư quá nguy hiểm ở Hà Nội - Ảnh 4.

Lối lên cầu thang tầng 3 - Ảnh: NAM TRẦN

Khó tin nổi trước hình ảnh những chung cư quá nguy hiểm ở Hà Nội - Ảnh 5.

Tòa nhà chung cư B2 Văn Chương cũng đang bị xuống cấp nghiêm trọng - Ảnh: NAM TRẦN

Khó tin nổi trước hình ảnh những chung cư quá nguy hiểm ở Hà Nội - Ảnh 6.

Tình trạng cơi nới khiến các chung cư cũ trở nên xập xệ - Ảnh: NAM TRẦN

Khó tin nổi trước hình ảnh những chung cư quá nguy hiểm ở Hà Nội - Ảnh 7.

Phía trước tòa nhà A chung cư Ngọc Khánh, quận Ba Đình - Ảnh: QUANG THẾ

Khó tin nổi trước hình ảnh những chung cư quá nguy hiểm ở Hà Nội - Ảnh 8.

Chung cư Ngọc Khánh đã bị nghiêng - Ảnh: QUANG THẾ

Khó tin nổi trước hình ảnh những chung cư quá nguy hiểm ở Hà Nội - Ảnh 9.

Nhiều tòa nhà ở chung cư Thành Công xuống cấp nghiêm trọng - Ảnh: QUANG THẾ

Khó tin nổi trước hình ảnh những chung cư quá nguy hiểm ở Hà Nội - Ảnh 10.

Hiện nay chung cư cũ là nơi sinh sống và cũng là sinh kế của nhiều gia đình - Ảnh: QUANG THẾ

Khó tin nổi trước hình ảnh những chung cư quá nguy hiểm ở Hà Nội - Ảnh 11.

Chung cư cũ bị cơi nới gây mất mỹ quan đô thị - Ảnh: QUANG THẾ

Theo thông tin từ Sở Xây dựng, từ năm 2007 đến nay trên địa bàn TP có 18 dự án nhà chung cư được hoàn thành đưa vào sử dụng, 14 dự án đang triển khai.

Các dự án hoàn thành theo mô hình nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn ngân sách có hỗ trợ từ TP và mô hình nguồn vốn ngoài ngân sách.

"Chúng tôi đã chờ đợi lâu quá rồi"

"Chúng tôi đã chờ đợi lâu quá rồi. Thông tin cải tạo có từ hơn 10 năm trước nhưng đến nay thực hiện rất chậm.

Chúng tôi mong muốn thành phố đẩy mạnh việc cải tạo, trước mắt nên thí điểm, sau đó thấy hợp lý thì nhân rộng vì hiện nay Hà Nội có hơn 1.500 tòa nhà chung cư thì làm một lúc là điều không thể" - ông Trương Viết Tâm (71 tuổi, sinh sống ở chung cư Thành Công, quận Ba Đình) chia sẻ.

Cũng như ông Tâm, bà Lê Hòa (67 tuổi, sinh sống ở chung cư Giảng Võ, quận Ba Đình) cho rằng: "Tôi thấy để phá dỡ chung cư cấp độ D mà phải đồng thuận 100% thì rất khó để làm.

Bởi vậy nên chỉ cần đa số đồng thuận thì có thể triển khai vì để lâu quá sống trong những ngôi nhà như vậy rất nguy hiểm và không đảm bảo chất lượng cuộc sống.

Theo tôi, về lâu dài thành phố cần có chính sách hợp lý, ví dụ như tạo ra kế sinh nhai để ổn định được đời sống của người dân làm mục tiêu để thực hiện...".

QUANG THẾ - NAM TRẦN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên