14/09/2013 15:25 GMT+7

Khi tuổi teen trò chuyện về môi trường

TRUNG UYÊN
TRUNG UYÊN

TTO - Túi giấy có thể thay túi nilông để đựng bánh bao, đùi gà..., như thế sẽ bảo vệ được đất, được sông; bóng đèn compact tiết kiệm điện hơn bóng đèn dây tóc nên ba mẹ sẽ trả ít tiền điện hơn... những suy nghĩ ấy được thiếu nhi chia sẻ trong chương trình "Trò chuyện về môi trường".

Những hành động nhỏ để tạo nên bao điều vĩ đạiKhi đại sứ đi học bảo tồnChiến dịch Vietnam Power Shift tuyển 200 tình nguyện viên

OUBJQLsB.jpgPhóng to
Vở kịch Chiếc lá cuối cùng do các thành viên Câu lạc bộ C4E Bình Dương (Cycling for Environment - Đạp xe vì môi trường) biểu diễn với thông điệp kêu gọi thiếu nhi bảo vệ cây xanh, không vứt rác bừa bãi - Ảnh: Trung Uyên
wmewJ7ME.jpgPhóng to
Sự thích thú, háo hức của các thiếu nhi khi xem vở kịch Chiếc lá cuối cùng với thông điệp hãy bảo vệ môi trường - Ảnh: Trung Uyên
mRKmnj48.jpgPhóng to
Nụ cười trẻ thơ khi xem kịch - Ảnh: Trung Uyên
vBDXxebA.jpg
Bạn nhỏ này cho biết sẽ không xả rác bừa bãi, chăm sóc cây cối để giữ cho ngôi trường xanh sạch đẹp - Ảnh: Trung Uyên
ppt89bra.jpg
Ông David J. Champion - tổng giám đốc Công ty Bayer Việt Nam - tặng các phần quà đến học sinh vượt khó học giỏi - Ảnh: Trung Uyên
mzVrvoQq.jpg
Các bạn nhỏ học gấp và trang trí túi giấy theo hướng dẫn của các thành viên Câu lạc bộ C4E Bình Dương (Cycling for Environment - Đạp xe vì môi trường) - Ảnh: Trung Uyên
ZMVsFStu.jpg
Chăm chỉ làm túi giấy và trang trí túi bằng màu sáp - Ảnh: Trung Uyên
4iBFVwO7.jpg
Hớn hở khoe với bạn bè túi giấy vừa làm xong - Ảnh: Trung Uyên
zS4qL6Ba.jpg
Vỗ tay ủng hộ bạn bè ở những phần thi liên quan đến môi trường - Ảnh: Trung Uyên

Chương trình diễn ra sáng nay 14-9 tại Trường tiểu học Uyên Hưng (huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương), do Tổ chức Sống và học tập vì môi trường và cộng đồng (Live & Learn), Câu lạc bộ C4E Bình Dương (Cycling for Environment - Đạp xe vì môi trường), Công ty Bayer Việt Nam, Công ty Trí Việt - First News phối hợp tổ chức.

Các học sinh tiểu học đã có một buổi sáng thú vị với vở kịch Chiếc lá cuối cùng, kể về việc các học sinh đã làm gì để cứu một cây xanh cuối cùng trên Trái đất khi cây đã bị những người khác hủy hoại. Các câu hỏi đố vui là dịp để các bạn nhỏ chia sẻ những hiểu biết về môi trường.

Dịp này, ban tổ chức tặng 20 phần quà (sách, vở) đến 20 học sinh vượt khó, tặng trường nhiều cây xanh, ghế đá; tặng 10 máy tính và 300 cuốn sách giáo dục môi trường Trái đất bị làm sao thế? cho thư viện trường. Cuốn sách này được viết bởi Choo Li-Hsian và Natasha Wong, minh họa bởi Chin Pik Wun, từng xuất hiện ở nhiều nước trước khi đến Việt Nam.

Clip giới thiệu nội dung cuốn sách Trái đất bị làm sao thế? - cuốn sách giáo dục môi trường không bán, chỉ dành tặng thiếu nhi - Nguồn: BTC

Một hoạt động khác thu hút các học sinh tiểu học sáng nay là gấp và trang trí túi giấy bằng màu sáp. Những chiếc túi giấy sau khi gấp xong được các bạn nhỏ dùng đựng bánh và kẹo do ban tổ chức tặng.

Bạn Lý Hạo Nghi - thành viên Câu lạc bộ C4E Bình Dương (Cycling for Environment - Đạp xe vì môi trường), sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM), người tham gia dẫn chương trình "Trò chuyện về môi trường" - cho biết: "Câu lạc bộ đã chuẩn bị khoảng hai tháng cho buổi trò chuyện khoảng 2 tiếng với thiếu nhi về môi trường này. Điều khó nhất là phải nắm được tâm lý lứa tuổi, lồng ghép kiến thức, thông điệp môi trường vào các trò chơi, để các em vận động, thi đua. Có như thế thì mới thu hút được các bạn nhỏ. Giáo dục môi trường cho thiếu nhi là một chặng đường rất dài. Chúng tôi cũng mong chính các em sẽ giúp người lớn điều chỉnh những hành vi đang gây hại đến môi trường".

Sau khi kết thúc chương trình ca nhạc - thời trang - giao lưu Kết nối ước mơ vào tối qua 13-9, sân vận động Quân khu 7 (Q.Tân Bình, TP.HCM) vương vãi rác, phần lớn là áo mưa tiện lợi. Như ban tổ chức công bố, đã có khoảng 7.000 áo mưa được tặng khán giả.

PSYBsg71.jpg
Nhiều áo mưa tiện lợi bị vứt lại trên sân vận động Quân khu 7 (Q.Tân Bình, TP.HCM) sau chương trình ca nhạc Kết nối ước mơ vào tối qua 13-9 - Ảnh: Trung Uyên

Còn tại khu vực khán đài, vốn có mái che, sau khi hàng ngàn khán giả ra về thì còn lại đủ loại rác (áo mưa, vé, chai nước, thức ăn thừa...) vương vãi từ ghế ngồi đến lối đi.

Chuyện khán giả để lại "chiến trường rác" sau mỗi sự kiện vốn là chuyện không mới. Nhưng những hành động chưa "xanh" này cứ tiếp tục lặp lại sẽ phần nào triệt tiêu những nỗ lực nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Thêm nữa, làm sao dạy trẻ con cư xử văn minh, giữ gìn môi trường sống trong khi có những người lớn cứ mãi nêu gương xấu?

TRUNG UYÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên