Và thực tế cho thấy lĩnh vực nghệ thuật thứ bảy đã ảnh hưởng đáng kể đối với ngành công nghiệp không khói.
Phóng to |
Du khách tham quan làng Hobitton ở New Zealand - Ảnh: wordpress |
Nhiều công ty du lịch khẳng định những hành trình theo dấu các nhân vật chính của những bộ phim đình đám luôn có sức hấp dẫn du khách đam mê điện ảnh. Đặc biệt, những nơi chốn và những quốc gia xuất hiện trong các bộ phim dài được công chúng yêu thích thì ngành du lịch càng tăng trưởng theo cấp số nhân!
Về phía du khách, được sống trong bối cảnh của phim ảnh luôn mang lại những cảm xúc rất khác so với những điểm tham quan thông thường. Ngay cả danh sách "Các khách sạn hàng đầu thế giới" được bình chọn cũng xuất hiện trong phim ảnh.
Theo báo cáo của Tổ chức Tourism Competitive Intelligence, trong năm 2012 có 40 triệu du khách chọn điểm đến sau khi họ xem phim!
Giờ đây, nghệ thuật thứ bảy được xem là một trong những nhân tố thúc đẩy ngành du lịch phát triển nhanh chóng nhất. Và chính quyền các nước thường ít do dự trong việc đầu tư để thu hút giới làm phim, như một cách quảng bá điểm đến du lịch bản địa.
Trong chiến lược này, năm 2013 Bộ Du lịch Ấn Độ đã tung ra một chiến dịch quảng cáo xung quanh bộ phim Câu chuyện của Pi. Và những bộ phim tạo ra làn sóng du lịch nổi trội, kéo dài đến tận ngày nay có thể kể đến như:
* Sau khi bộ phim dài ba tập Lord of the Rings do đạo diễn Peter Jackson thực hiện công chiếu trên toàn thế giới, doanh thu từ du lịch mang lại cho New Zealand tăng gấp đôi, đạt 6 tỉ USD từ năm 1999-2004. Tại sân bay Wellington, chính quyền cho dựng một bức tượng Gollum khổng lồ và các cửa hàng bày bán vô số vật phẩm lưu niệm liên quan đến bộ phim.
Ngày nay, mỗi năm có 200.000 lượt khách đến Matamata để dạo quanh ngôi làng cổ tích Hobitton với những ngôi nhà nhỏ xinh xắn trong lòng đất được dựng làm bối cảnh cho bộ phim. Ông Danielle Genty-Nott, phụ trách khu vực Vương quốc Anh và châu Âu của ngành du lịch New Zealand, cho biết số lượt khách trong năm 2013 đã tăng thêm 10%.
Phóng to |
* Thế giới của Harry Potter, từ lâu đài Alnwick đến trạm King's Cross, chợ Leadenhall ở London (Anh) hay Glencoe ở Scotland, những nơi được sử dụng làm bối cảnh cho bộ phim dài 7 tập Harry Potter, đang là điểm đến của hàng triệu du khách mỗi năm.
Sức hút của bộ phim mạnh đến mức Hãng phim Warner quyết định từ năm 2012, các phim trường của hãng tại Leavesden mở cửa đón khách tham quan phong cảnh, đạo cụ, phục trang của bộ phim. Giới kinh doanh du lịch tại Mỹ còn đưa vào hoạt động một công viên giải trí chủ đề cậu bé phù thủy Harry Potter tại thành phố Orlando thuộc bang Florida vào năm 2010.
Các dự án tương tự cũng được giới du lịch Nhật tiến hành...
Phóng to |
Lâu đài Alnwick ở Anh trở nên nổi tiếng trong giới du lịch sau khi bộ phim Harry Potter ra mắt khán giả thế giới - Ảnh: wordpress |
* Theo cơ quan du lịch của thành phố nhỏ Forks thuộc bang Washington của Mỹ, sau khi tập đầu tiên của bộ phim nhiều tậpTwilight (với bối cảnh chính được thực hiện tại đây) được trình chiếu, số lượt khách du lịch hằng năm đến Forks khoảng 10.000 trước năm 2008, tăng lên 19.000 và đến năm 2010 là 73.000 lượt khách!
Du khách cũng lũ lượt kéo đến Vancouver (Canada), Montepulciano (Ý) và bang Louisiana (Mỹ) để theo dấu hai nhân vật chính Kristen Stewart và Robert Pattinson khi các tập phim sử dụng bối cảnh tại những nơi này!
Trong khi đó, du khách đến bang Bắc Carolina tăng 31% ngay sau khi tập phim đầu tiên trong bộ phim nhiều tập Hunger Games ra mắt khán giả...
Phóng to |
Thành phố Forks, bang Washington, nơi sử dụng làm bối cảnh cho phim truyền hình Twilight của Mỹ - Ảnh: wiki |
Phóng to |
Thác Hooker Falls thuộc công viên rừng quốc gia DuPont ở bang Bắc Carolina, một trong những bối cảnh trong bộ phim ba tập The Hunger Games - Ảnh: flickr |
* Khi quyển tiểu thuyếtMật mã Da Vinci của Dan Brown phát hành, nhà thờ Rosslyn bằng đá ở làng Roslin, cách thành phố Edinburgh của Scotland khoảng 25 phút xe buýt, đón 9.500 lượt khách mỗi năm. Sau khi bộ phim dài cùng tên ra rạp vào năm 2006, con số này tăng vọt lên 139.000 lượt và hiện vẫn còn tăng đều đặn mỗi năm!
Hiện nay, nhà thờ Rosslyn là một trong những địa danh du lịch được truy cập thường xuyên.
Phóng to |
Nhà thờ Rosslyn, một trong những bối cảnh chính của phim Mật mã Da Vinci - Ảnh: wordpress |
* Năm 1977, khi bộ phim Close Encounters of the Third Kind của đạo diễn Steven Spielberg giúp tăng doanh thu phòng vé cũng là lúc số lượt du khách đổ về tháp Quỷ (Devils Tower) tăng 75%.
Nằm kề bên hai thành phố Hullett và de Sundance, đông bắc bang Wyoming (Mỹ), tháp Quỷ - tảng đá bazan khổng lồ được kiến tạo từ dung nham núi lửa vào 65 triệu năm trước - là một kiệt tác của thiên nhiên và còn được biết đến với danh xưng "giàn đại phong cầm bằng đá bazan". Đây là một địa điểm thu hút du khách đam mê mạo hiểm bằng hoạt động leo núi.
Giờ đây, địa danh này càng nổi tiếng hơn trong giới du lịch kể từ khi hình ảnh tháp Quỷ xuất hiện trên màn ảnh khi vẫn giữ mức tăng trưởng đều đặn 20% lượt khách tham quan.
Phóng to |
* Giới chức du lịch nhiều nước thừa nhận sự thành công của các bộ phim truyền hình cũng góp phần đắc lực cho sự bùng nổ du khách tại các nơi được sử dụng làm bối cảnh trên phim. Một trong những trường hợp đó là thành phố Dubrovnik của Croatia với con số du khách tăng 11% khi bộ phim truyền hình nhiều tập của Mỹ Game of Thrones trình chiếu mùa đầu tiên.
Lâu đài Highclere ở phía bắc hạt Hampshire thuộc vùng Berkshire (Anh), bối cảnh chính của bộ phim truyền hình nhiều tập Downton Abbey đình đám ở Anh, đã đón 1.500 lượt khách/ngày.
Phóng to |
Du khách tham quan lâu đài Highclere - Ảnh: filmsencostumes |
* Trong khi đó, du lịch New York đã được hưởng lợi đáng kể khi bộ phim truyền hình Sex & The City khiến khán giả luôn dán mắt vào màn hình. Các chương trình du lịch tham quan những nơi các nhân vật trong phim đặt chân đến luôn hút khách.
Theo các công ty du lịch địa phương, có hơn 40 điểm được khách yêu cầu có trong chương trình gồm các tiệm bánh, cửa hàng, quán xá... mà các nhân vật nữ chính trong phim lui tới!
Phóng to |
Tuyến xe buýt du lịch thành phố New York đưa du khách đến những nơi các nhân vật chính trong phim Sex & The City từng xuất hiện - Ảnh: flickr |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận