Thứ 5, ngày 22 tháng 4 năm 2021
Khám phá công trình thoát nước ngầm 2,6 tỉ USD cạnh Tokyo
TTO - Hệ thống G-Cans là công trình thoát nước khổng lồ của Nhật Bản có tổng kinh phí 2,6 tỉ USD. Bên trong dự án này là một công trình khổng lồ.
Hầm ngầm thoát nước ngầm khổng lồ trị giá 2,6 tỉ USD của Nhật Bản - Video: X.T
Tiếp tục chương trình thăm và làm việc tại Nhật Bản, ngày 20-3, Đoàn lãnh đạo cấp cao TP.HCM do Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu đã buổi làm việc và khảo sát thực địa tại Ban Quản lý dự án kênh xả ngầm ngoài khu vực đô thị (G-Cans), tỉnh Saitama.
Theo ông Kanazawa Hirokatsu, Tổng quản lý Văn phòng phát triển Sông Edo, Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật bản, trước đây khu vực ngoại ô thành phố Tokyo thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa do nước sông Tone, Are và Edo dâng cao.
Đỉnh điểm là bão Mireilles vào tháng 9-1991 đã làm 30.000 ngôi nhà và 100km2 ở vùng ngoại ô phía bắc của Tokyo ngập sâu, làm 52 người thiệt mạng.
"Khi đó, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định khẩn trương nghiên cứu xây dựng hệ thống G-Cans để giải quyết vấn đề ngập lụt", ông Kanazawa cho hay.

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cùng đoàn đang nghe Ông Kanazawa Hirokatsu giới thiệu vị trí công trình cho đoàn tham quan - Ảnh: X.T
Công trình G-Cans (Metropolitan Area Outer Underground Discharge Channel) thuộc sự quản lý của Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản, là công trình thoát nước ngầm khổng lồ, nằm bên dưới thành phố Saitama, cách thành phố Tokyo 38km, nhằm bảo vệ cư dân của thành phố và các khu vực lân cận khỏi nguy cơ ngập lụt.
Dự án được xây dựng từ 1993 đến 2006, với chi phí khoảng 2,6 tỉ USD.
Công trình gồm 5 hầm chứa bằng bê tông với chiều cao 65m và đường kính 32m, nối với nhau bằng các đường hầm dài 6,4km.
Bên cạnh đó là một bể nước lớn cao 25,4m, dài 177m và rộng 78m mang tên gọi riêng "The Temple" (Ngôi Đền).
Nâng đỡ bể nước tối quan trọng này là 59 cột trụ lớn kết nối với 10 máy bơm công suất cao có thể bơm tới 200 tấn nước vào sông Edogawa mỗi giây.
Sau khi nhận lượng nước khổng lồ, các giếng này sẽ giúp điều tiết và đưa nước ra ngoài qua hệ thống cống ngầm đặc biệt.
Quy trình vào - ra đều được xử lý bằng 78 máy bơm công suất lớn (10 MW - tốc độ: 200 tấn nước/s).
Theo tính toán của các chuyên gia, hệ thống thoát nước này (G-Cans) có thể xử lý được số lượng nước mưa trên 550mm liên tục trong 3 ngày.
Ở cuối hệ thống, nước sẽ được trữ trong một bể kiểm soát áp lực khổng lồ. Bể này có chức năng giảm áp lực của nước chảy, cũng như kiểm soát dòng nước trong trường hợp chẳng may có một máy bơm bị vỡ.
Bể chứa có kích thước dài 177m, rộng 78m và cao khoảng 22m dưới lòng đất.

Bên trong một hầm chứa bằng betong dưới lòng đất sâu 65m - Ảnh: X.T
Trả lời câu hỏi của Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân về hiệu quả kinh tế của dự án này khi mà số vốn bỏ ra khá lớn, ông Kanazawa cho rằng khi công trình đi vào hoạt động, các Trung tâm thương mại lớn ở Tokyo tránh được tình trạng ngập lụt đã giúp mang lại hiệu quả kinh tế khoảng 40 tỉ yên mỗi năm.
-
TTO - Trước phản ánh của dư luận và người dân về ùn ứ ở sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) có nguyên nhân quản lý kém, trả lời Tuổi Trẻ, ông Phạm Vũ Cường - phó giám đốc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - nói: do các hãng hàng không...
-
TTO - Sáng nay 22-4, Bộ Y tế cho biết đã ghi nhận thêm 6 bệnh nhân COVID-19 mới từ Ấn Độ và Nhật Bản nhập cảnh. Số ca mắc trên toàn thế giới vẫn đang tăng mạnh và đã vượt 143 triệu ca.
-
TTO - Một tàu ngầm của quân đội Indonesia mất tích sau khi tham gia một cuộc tập trận bắn ngư lôi ngày 21-4. Indonesia khẩn cấp tìm kiếm sự giúp đỡ của Úc và Singapore, mong sẽ không có thảm kịch nào đối với 53 người trên tàu.
-
TTO - Nhóm 3 người (1 nam, 2 nữ) là lao động tự do tại Campuchia cùng nhập cảnh về Việt Nam qua đường tiểu ngạch ở tỉnh Tây Ninh ngày 21-4, sau đó bắt taxi về TP.HCM. Hiện 2 nữ đã có kết quả âm tính COVID-19.
-
TTO - Phan Văn Anh Vũ bị cáo buộc đưa tiền tỉ cho một lãnh đạo để nhờ giúp đỡ khi đang bị điều tra về những sai phạm trong vụ án cố ý làm lộ bí mật Nhà nước, các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc mua bán, chuyển nhượng nhà, đất công sản...
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận