17/12/2018 18:44 GMT+7

Khai quật khảo cổ học phát lộ trung tâm tôn giáo thời Trần

HÀ ĐỒNG
HÀ ĐỒNG

TTO - Trong quá trình khai quật khảo cổ học tại chùa Am Các, xã Định Hải, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), các nhà khoa học đã phát hiện nhiều di vật, hiện vật liên quan đến hoạt động tôn giáo thời Trần ở địa phương.

Khai quật khảo cổ học phát lộ trung tâm tôn giáo thời Trần - Ảnh 1.

Hố khai quật khảo cổ học tại chùa Am Các, xã Định Hải, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) - Ảnh do Trường ĐH Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Thanh Hóa cung cấp

Chiều 17-12, Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Thanh Hóa cho biết vừa phối hợp với Viện nghiên cứu kinh thành thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Trường ĐH Văn hóa - Thể thao và du lịch Thanh Hóa công bố kết quả sơ bộ khai quật khảo cổ học tại chùa Am Các, xã Định Hải, huyện Tĩnh Gia.

Năm 2018, Trường hai đơn vị này đã mở 6 hố khai quật, thám sát khảo cổ học trên diện tích gần 543m2 tại các khu vực: tảng đá có khắc hình tượng Phật, chùa Hạ, chùa Trung và khu vực lò nung gạch, ngói chùa Am Các.

Các nhà khảo cổ học phát hiện các di tích kiến trúc, xưởng sản xuất vật liệu xây dựng tại chỗ, thu được nhiều di vật, hiện vật là bằng chứng xác định niên đại, địa điểm, các đơn nguyên trong quần thể di tích.

Khai quật khảo cổ học phát lộ trung tâm tôn giáo thời Trần - Ảnh 2.

Một số đồ sứ phát hiện khi khai quật khảo cổ học tại chùa Am Các - Ảnh do Trường ĐH Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Thanh Hóa cung cấp.

Các nhà khoa kết luận ban đầu: chùa Am Các hình thành vào thời Trần, thế kỷ XIV, phát triển mạnh thời Lê Trung hưng, thế kỷ XVIII, là trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng lớn của tỉnh Thanh Hóa.

Theo các nhà khảo cổ học, cơ quan chức năng cần tiếp tục khai quật khảo cổ học, nghiên cứu sâu rộng hơn chùa Am Các và vùng phụ cận, bổ sung hồ sơ đề nghị công nhận di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh cấp quốc gia.

Xây dựng quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích, quy mô khoảng 300ha gắn với phát triển du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng, chữa bệnh.

Trước mắt, chính quyền địa phương và ngành chức năng cần sớm làm nhà che bảo vệ khu lò sản xuất gạch, ngói cổ đã phát lộ; lấp cát, hoàn trả mặt bằng, bảo vệ các hố khai quật, các hố thám sát đã phát lộ.

Khai quật khảo cổ học phát lộ trung tâm tôn giáo thời Trần - Ảnh 3.

Một số đồ bằng gốm phát hiện khi khai quật khảo cổ học tại chùa Am Các - Ảnh do Trường ĐH Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Thanh Hóa cung cấp.

Được biết, chùa Am Các nằm trên núi Các bao phủ bởi thảm rừng thường xanh, cách huyện lỵ Tĩnh Gia 11 km. Trải qua thời gian và biến thiên của lịch sử, chùa Am Các đã bị phá hủy, hiện cần bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích cấp tỉnh.

Phát lộ con đường cổ hoàng gia đi ở Mỹ Sơn Phát lộ con đường cổ hoàng gia đi ở Mỹ Sơn

TTO - Ông Phan Hộ (giám đốc Ban quản lý di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) vừa cho biết trong quá trình nghiên cứu, lập dự án trùng tu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, nhóm chuyên gia của Ấn Độ đã phát hiện sự tồn tại của một con đường cổ.

HÀ ĐỒNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên