Nam Phi: 9 tháng, hơn 700 tê giác bị săn trộmKhắp nơi hưởng ứng Ngày tê giác thế giới 22-9
Phóng to |
Tê giác bị săn trộm để cưa lấy sừng bán sang các nước châu Á - Ảnh: AFP |
Theo kế hoạch trên, các con chip sẽ được cấy vào sừng của tê giác, giúp các quan chức theo dõi tê giác còn sống và truy tìm bọn săn trộm nếu chúng cưa lấy sừng.
Các quan chức hi vọng thông qua việc gắn chip cho tê giác, họ sẽ tăng cường giám sát tê giác, bảo vệ loài động vật này trước bọn săn trộm; đồng thời cung cấp bằng chứng cho cơ quan thi hành pháp luật đưa các nghi can buôn sừng tê giác ra tòa.
“Sáng kiến này cũng giúp chống lại tội phạm có tổ chức và bảo vệ ngành công nghiệp du lịch sinh lợi của Kenya”, các nhà phân tích nói.
Theo BBC, dự án này đang nhận được sự ủng hộ của Quỹ bảo tồn động vật hoang dã thế giới (WWF), tổ chức sẽ tặng Kenya các con chip cùng 5 máy quét trị giá 15.300 USD. Tuy nhiên, số tiền này chỉ là phần nhỏ so với khoản chi cho việc lần theo và gắn chip cho tê giác.
Giá sừng tê giác tăng vọt đã tạo nên “cơn sốt” săn trộm tê giác tại nhiều khu vực ở châu Phi. Tháng 8 vừa qua, một con tê giác trắng đã bị bắn chết tại Công viên quốc gia Nairobi - một trong những công viên an toàn bậc nhất Kenya, nơi chưa từng xảy ra vụ săn trộm nào trong suốt 6 năm qua.
Các nhà bảo vệ động vật hoang dã nói nhu cầu sừng tê giác ở các nước châu Á là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: người dân nhiều nước châu Á vẫn xem sừng tê giác là “thần dược” có thể chữa bá bệnh, kể cả ung thư, và đổ xô tìm mua.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận