Một nhóm người cao tuổi Israel tham dự bữa tiệc tiêm ngừa vào đầu tháng 1-2022 trước khi được tiêm liều 4 - Ảnh: REUTERS
Kết luận được Israel đưa ra ngày 23-1 dựa trên so sánh với nhóm người trên 60 tuổi đã tiêm liều thứ ba, theo Hãng tin Reuters.
Theo đó, nước này so số liệu của khoảng 400.000 người cao tuổi đã tiêm liều bổ sung thứ hai, tức liều thứ tư, với số liệu của 600.000 người cùng nhóm tuổi nhưng chỉ được tiêm 1 liều bổ sung, tức liều ba, trước đó ít nhất 4 tháng.
Israel đã bắt đầu tiêm liều thứ tư vắc xin ngừa COVID-19 của Pfizer cho những người trên 60 tuổi từ đầu tháng 1-2022. Dù có số ca mắc COVID-19 tăng mạnh khi biến thể Omicron bùng lên, Israel không có ca tử vong nào do biến thể mới.
Nghiên cứu của Israel cho kết quả tương đồng với các nghiên cứu trước đó ở Mỹ, Đức, Nam Phi và Anh, đều cho thấy các loại vắc hiện nay kém hiệu quả bảo vệ trước biến thể Omicron, nhưng liều tiêm bổ sung có thể giúp tăng đáng kể khả năng này.
Trước đó, một nghiên cứu sơ bộ từ Trung tâm Y học Sheba của Israel cho rằng liều vắc xin thứ tư giúp tăng kháng thể nhưng có thể không đủ để chống lại biến thể Omicron. Kết quả dựa trên nghiên cứu các nhân viên y tế đã tiêm liều thứ tư bằng vắc xin của Pfizer và Moderna.
"Chúng tôi phát hiện sau khi tiêm mũi thứ tư hai tuần, vắc xin Pfizer làm tăng lượng kháng thể và kháng thể trung hòa. Nó cao hơn một chút so với sau khi tiêm liều thứ ba. Tuy nhiên, có lẽ như vậy chưa đủ để chống lại Omicron", ông Gili Regev-Yochay, giám đốc Đơn vị Ngăn ngừa và kiểm soát bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y học Sheba, nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận