Những người theo đạo Hồi phản đối tác phẩm Những vần thơ của Quỷ Satan tại New York năm 1989 - Ảnh: The Guardian |
Trong khi đó, hãng tin Fars news agency của nhà nước Iran cũng cho biết đây là nỗ lực hợp tác lớn nhất của các phương tiện truyền thông trong việc tìm cách thực thi cho bằng được án tử đối với tác giả Salman Rushdie kể từ khi luật fatwa được giáo chủ Ayatollah Ruhollah Khomeini ban ra vào năm 1989 vì ông cho rằng tác phẩm của Rushdie là phỉ báng đạo Hồi.
Như vậy, về mặt lý thuyết thì tổng số tiền thưởng cho việc hạ sát Rushdie giờ đây đã lên đến hàng triệu USD.
Luật fatwa này đã gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ trên bình diện quốc tế cũng như khiến Vương quốc Anh cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran trong gần một thập kỷ.
Vào năm 1998, Tổng thống Iran khi đó là Mohammad Khatami đã nói rằng luật fatwa dành cho Rushdie “đã chấm dứt”, nhưng thực tế nó vẫn chưa được chính thức gỡ bỏ mà trái lại vẫn được nhắc đến nhiều lần vào các dịp kỷ niệm bởi lãnh tụ tôn giáo tối cao hiện nay là Ali Khamenei cùng với các quan chức trông coi về mặt tôn giáo khác.
“Luật fatwa do Imam Khomeini ban ra là một sắc lệnh tôn giáo và nó sẽ không bao giờ mất đi sức mạnh hoặc bị xóa mờ” - Thứ trưởng Bộ Văn hóa Iran là Seyed Abbas Salehi cho hãng tin Fars biết.Tác phẩm The Satanic Verses (Những vần thơ của Quỷ Satan) bị cấm xuất bản tại nhiều quốc gia, trong đó có Ấn Độ, Sudan, Bangladesh và Nam Phi.
Riêng tác giả Rushdie đã phải sống trong sự bảo vệ nghiêm ngặt của cảnh sát ở Vương quốc Anh trong nhiều năm kể từ khi luật fatwa được ban ra.
Salman Rushdie. Ảnh tư liệu. |
Tại hội chợ sách Frankfurt năm 2015, sau khi biết được tác giả Rushdie sẽ giữ vai trò diễn giả thì đoàn Iran đã rút tham dự và đồng thời kêu gọi các quốc gia theo đạo Hồi khác cùng tẩy chay.
Bộ Ngoại giao Iran nói rằng hội chợ “đã lạm dụng danh nghĩa tự do ngôn luận để mời một người bị các quốc gia theo đạo Hồi thù ghét, không những thế còn tạo cơ hội cho Salman Rushdie phát biểu”.
Một số cá nhân liên quan đến ấn phẩm Những vần thơ của Quỷ Satan cũng đã bị "truy sát". Chẳng hạn như dịch giả người Nhật Hitoshi Igarashi đã bị đâm đến chết vào năm 1991, tiếp theo đó là dịch giả người Ý là Ettore Capriolo cũng bị đâm ngay tại căn hộ của ông ở Milan trong năm 1991 nhưng may là sống sót. Sau đó là nhà xuất bản người Na Uy William Nygaard bị bắn đến ba lần ở Oslo nhưng cũng may mắn qua khỏi vào năm 1993. Riêng dịch giả người Thổ Nhĩ Kỳ là Aziz Nesin thì trốn thoát được trong một vụ tấn công đốt khách sạn vào năm 1993, có điều vụ tấn công này đã khiến 37 người vô tội thiệt mạng. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận