![]() |
Đợt mưa lớn giữa tháng 12-2016 gây ngập lụt khắp thành phố Huế - Ảnh: Minh Tự |
Thông thường, mùa mưa lũ của Thừa Thiên - Huế kết thúc vào khoảng cuối tháng 11 (tương đương cuối tháng 10 âm lịch), nhưng năm 2016, đến cuối tháng 12 vẫn còn lũ lớn xấp xỉ báo động 3.
Tổng lượng mưa cả năm 2016 cao hơn trung bình nhiều năm từ 20-24%, riêng mùa lũ (từ tháng 8 đến tháng 12) mưa đến 3000-3500mm, cao hơn 22-32% so với trung bình nhiều năm.
Đặc biệt nhất là tháng 12, mưa lớn trên diện rộng gây ra ba đợt lũ lớn, mưa kéo dài liên tục 30/31 ngày, với tổng lượng mưa cao gấp hơn ba lần so với trung bình nhiều năm và cao nhất trong 40 năm qua (từ 1976 đến nay).
Theo nhận định của Đài Khí tượng - thủy văn Thừa Thiên - Huế, năm 2016 thời tiết diễn biến không theo qui luật, nên rất khó cho công tác dự báo và gây thiệt hại cho nền kinh tế, nhất là sản xuất nông nghiệp.
Thông thường mưa lũ kết thúc vào cuối tháng 11 dương lịch, khi đó nông dân đã xuống giống rau và hoa cho vụ tết. Nhưng năm nay với các đợt lũ trong tháng 12 đã làm hỏng phần lớn diện tích rau, hoa vụ tết, không chỉ gây thiệt hại cho nông dân mà còn làm khan hiếm hàng của thị trường tết.
Độ ẩm của tháng 12 vừa qua cũng quá cao, đạt đến 98%, khiến cho nấm mốc phát triển, các thiết bị điện tử bị ẩm mốc hư hại rất nhiều.
Ông Võ Tiến Kim - dự báo viên chính của Đài Khí tượng - thủy văn Thừa Thiên - Huế, cho biết dự báo trong tháng 1-2017 sẽ có 3-4 đợt không khí lạnh và 1-2 đợt rét, nhưng khả năng sẽ không rét đậm như cùng kỳ năm trước (tháng 1-2016, nhiệt độ thấp nhất là 8,4 độ C tại A Lưới).
Dự báo mùa đông năm nay của Huế cũng sẽ kết thúc chậm, đến đầu tháng 4-2017.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận