Học sinh Trường tiểu hoc Cổ Loa, quận Phú Nhuận, TP.HCM cười tươi rói khi quay trở lại trường sáng 14-8 sau gần 3 tháng hè - Ảnh: H.HG |
TP.HCM: công khai các khoản thu đầu năm học
Cũng theo Sở GD-ĐT TP.HCM, bậc THCS năm nay TP có hơn 400.000 HS, tăng hơn 12.000 HS; bậc THPT có hơn 213.000 HS, tăng hơn 6.000 HS so với cùng kỳ năm trước.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: “UBND TP vừa có văn bản đồng ý với đề xuất của sở là giữ nguyên mức học phí và các khoản thu khác như năm học trước.
Riêng khoản thu hộ - chi hộ: nhà trường cần thỏa thuận với phụ huynh để thống nhất mức thu. Sở cũng đã yêu cầu các trường công khai những khoản thu và không thu dồn tất cả các khoản vào đầu năm học, gây áp lực cho phụ huynh”.
Về chương trình giảng dạy, ông Hiếu khẳng định: TP sẽ tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực của HS. Giáo viên các bậc học sẽ tổ chức nhiều hoạt động để HS chủ động tiếp thu kiến thức, hình thành và rèn luyện kỹ năng tự học.
TP cũng sẽ mở rộng và tăng cường các tiết học ngoài nhà trường, tiết học giáo dục kỹ năng sống... nhằm đào tạo nên những HS hoạt bát, năng động và tự tin.
Chị Trần Thị Hiền Chung giúp con trai Nguyễn Tiến Minh, học sinh lớp 1 Trường tiểu học Võ Thị Sáu (Q.Gò Vấp, TP.HCM), chuẩn bị quần áo đồng phục cho ngày tựu trường - Ảnh: NHƯ HÙNG |
Hà Nội: bắt đầu dạy - học
Tuy UBND TP Hà Nội có quyết định ngày tựu trường sớm nhất đối với các trường trên địa bàn là 1-8, nhưng ngày 14-8, nhiều trường học ở Hà Nội mới đồng loạt cho HS tựu trường. Trong đó, khối lớp 1 của các trường tiểu học tập trung HS để rèn luyện nề nếp, làm quen với môi trường học tập mới.
Năm học 2017-2018 là năm học thứ hai Hà Nội áp dụng tuyển sinh đầu cấp bằng hình thức trực tuyến. Nhờ vậy việc tuyển sinh không nặng nề, không còn tình trạng phụ huynh xếp hàng mua đơn xin học.
Bà Rịa - Vũng Tàu: dạy tiếng Anh từ bậc tiểu học trong toàn tỉnh
Hôm nay 14-8, HS trên toàn Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tựu trường và ngày 21-8 là ngày học đầu tiên. Theo ông Nguyễn Thanh Giang - giám đốc Sở GD-ĐT, năm học mới này, 100% HS tiểu học sẽ được học tiếng Anh.
Trong đó lớp 1 và 2, nhà trường tự chọn chương trình, còn lớp 3 trở lên mỗi tuần học 4 tiết tiếng Anh theo chương trình của Bộ GD-ĐT.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng dạy ngoại ngữ, từ năm học này các nhà trường có thể chủ động thuê giáo viên nước ngoài có trình độ, có khả năng sư phạm về dạy cho trường.
Trong chỉ thị của bộ trưởng Bộ GD-ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của năm học, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng chương trình môn học giáo dục phổ thông, triển khai biên soạn sách giáo khoa phổ thông theo chương trình mới... Song song đó, tiếp tục điều chỉnh nội dung dạy học đối với chương trình hiện hành theo hướng tinh giản, tiếp cận định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới. Cũng trong năm học này, các trường sư phạm phải “vào cuộc” tích cực hơn trong việc đổi mới đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo yêu cầu. Một số nội dung tiệm cận với chương trình giáo dục phổ thông mới như dạy học gắn với sản xuất kinh doanh, thực tế đời sống kinh tế - xã hội tại địa phương, đẩy mạnh các giải pháp phân luồng, hướng nghiệp sau THCS và THPT, triển khai các hình thức hiệu quả nhằm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh (HS). Trong năm học này, theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ GD-ĐT, các địa phương cũng phải thực hiện việc rà soát đội ngũ giáo viên để xây dựng quy hoạch và đề xuất chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, xây dựng kế hoạch đào tạo lại, bồi dưỡng giáo viên chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận