19/05/2019 17:07 GMT+7

Học sinh lớp 7 làm phim ngắn đánh thức vùng đất đã ngủ yên sau lũ

ĐOÀN NHẠN
ĐOÀN NHẠN

TTO - Video ‘Đánh thức vùng đất đã ngủ yên sau thiên tai’ của Trương Nguyễn Ý Như và Trần Thanh Thúy vừa giành giải đặc biệt cuộc thi 'Đại sứ học đường trong phòng, chống thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu 2019'.

Video Đánh thức vùng đất đã ngủ yên sau thiên tai - Video: Ý NHƯ - THANH THÚY

Tổng cục Phòng, chống thiên tai và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam vừa trao giải cuộc thi "Đại sứ học đường trong phòng, chống thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu 2019"  tại TP Hội An chiều 18-5.

Cuộc thi là một trong những hoạt động của dự án Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam.

Giải đặc biệt được trao cho bài thi Đánh thức vùng đất đã ngủ yên sau thiên tai của hai học sinh nữ Trương Nguyễn Ý Như và Trần Thanh Thúy, lớp 7/5 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (TP Hội An, Quảng Nam).

Học sinh lớp 7 làm phim ngắn đánh thức vùng đất đã ngủ yên sau lũ - Ảnh 2.

Trần Thanh Thúy chia sẻ ý tưởng về phim ngắn "Đánh thức vùng đất đã ngủ yên sau thiên tai" - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Đây là một phim ngắn hơn năm phút giới thiệu vùng quê thôn 4 Nam Ngạn, xã Cẩm Nam (TP Hội An) nằm bên dòng sông Thu Bồn, vốn đông đúc, thu hút khách du lịch, nhưng bị bỏ hoang sau trận lụt năm 2000. Chính quyền di dân đến phường Thanh Hà, TP Hội An.

Trương Nguyễn Ý Như cho biết: "Trong một lần đi ăn, ngồi nhìn ra phía thôn 4 Nam Ngạn, em thấy cảnh vật rất đẹp và nên thơ nhưng vắng bóng người. Em cứ suy nghĩ mãi rồi hỏi cô giáo. Sau khi được biết về sự ra đi bất lực trước tự nhiên của người dân nơi đây, em đã quyết tâm phải làm một điều gì đó góp tiếng nói nhỏ bé của mình để vực dậy vùng quê xinh đẹp này".

Ý Như và Thanh Thúy đã về lại mảnh đất bên dòng Thu Bồn, gặp trực tiếp người dân từng sống ở đây, lắng nghe những trăn trở của họ.

Một người đưa đò trên dòng sông Thu Bồn chia sẻ, từ khi di dời đến phường Thanh Hà, ông "đi thì cũng đi nhưng tiếc". Ngày thường đi ngang quê, ông vẫn thấy nuối tiếc, rất muốn trở về vùng đất quê cũ.

"Làm gì để sống chung với lũ, thích ứng với lũ để vực dậy mảnh đất quê hương" - đó là trăn trở của hai học sinh lớp 7 trước sự tiếc nuối với một vùng đất rộng lớn, có tiềm năng phát triển kinh tế.

Học sinh lớp 7 làm phim ngắn đánh thức vùng đất đã ngủ yên sau lũ - Ảnh 3.

Trần Thanh Thúy và Trương Nguyễn Ý Như nhận giải đặc biệt cuộc thi Đại sứ học đường trong phòng, chống thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu 2019 - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Các em đã khảo sát và nhìn nhận lại những tiềm năng của mảnh đất thôn 4 Nam Ngạn, đưa ra những ý tưởng tận dụng tiềm năng và tài nguyên còn bỏ ngỏ để phát triển du lịch trải nghiệm như chèo thuyền đưa khách đi ngắm phố cổ Hội An trong mùa nước lũ. Ba mùa không bị ngập nước, bà con có thể cấy hái, làm kinh tế nếu có hướng đi phù hợp. 

Các em đề xuất xây dựng nhà nổi trên sông để đối phó với lũ lụt bằng chính những nguyên liệu rẻ tiền, có sẵn tại địa phương như tre, dừa nước được đặt trên những thùng dầu cũ kết thành bè…

Trồng kè mềm vừa tạo cảnh quan vừa chống sạt lở và phát triển du lịch. Hình thành đội tàu, thuyền đưa rước khách tham quan… thiết kế các loại hình du lịch gắn với quê hương.

Sau 3 tháng tổ chức, ban tổ chức đã nhận được hơn 500 bài dự thi từ các em học sinh hiện đang học tập tại trường THCS thuộc các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận. Các bài thi được thể hiện dưới nhiều hình thức viết, vẽ, video, thơ ca, múa, nhạc...

Cùng với giải đặc biệt, giải nhất của cuộc thi được trao cho tác phẩm Hãy hành động khi chưa quá muộn của nhóm học sinh lớp 9/1 Trường THCS Nguyễn Du (TP Hội An, Quảng Nam)

Tác giả của hai tác phẩm đạt giải cao nhất sẽ tham gia buổi lễ mít tinh Ngày truyền thống phòng, chống thiên tai do Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức tại Hà Nội, để giới thiệu về các tác phẩm của mình.

Nguyễn Hoàng Điệp huy động vốn làm phim về bạo lực tình dục Nguyễn Hoàng Điệp huy động vốn làm phim về bạo lực tình dục

TTO - Hôm 13-5, UNESCO mở một tọa đàm về tiếp cận nhạy cảm giới trong dự án điện ảnh In youth we trust.

ĐOÀN NHẠN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên