21/08/2024 15:00 GMT+7

Họa sĩ Nguyễn Văn Thuấn: Để người xem tự thấy mình

Triển lãm tranh Mạch-Đối-Thoại của họa sĩ Nguyễn Văn Thuấn dắt người xem vào thế giới nội tâm của chính mình, xem xét từng phần của cuộc sống để cảm xúc trào tuôn ra ngoài.

Họa sĩ Nguyễn Văn Thuấn: Để người xem tự thấy mình- Ảnh 1.
Họa sĩ Nguyễn Văn Thuấn: Để người xem tự thấy mình- Ảnh 2.
Họa sĩ Nguyễn Văn Thuấn: Để người xem tự thấy mình- Ảnh 3.
Họa sĩ Nguyễn Văn Thuấn: Để người xem tự thấy mình- Ảnh 4.
Họa sĩ Nguyễn Văn Thuấn: Để người xem tự thấy mình- Ảnh 5.

Những tác phẩm với lối vẽ siêu thực của họa sĩ Nguyễn Văn Thuấn chạm đến tâm hồn người xem - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Triển lãm khai mạc sáng 21-8 tại Sunlife Flagship (TP.HCM), kéo dài đến hết ngày 1-9.

Thế giới giả tưởng với hình thái kiến trúc thực tế

Ban đầu, ông Thuấn theo đuổi nhiều phong cách, đặc biệt là về lối vẽ tả thực. Ông cho biết bản thân khi ấy cảm thấy thể loại đấy dễ nhìn và mang tính thuyết phục hơn.

Họa sĩ Nguyễn Văn Thuấn: Để người xem tự thấy mình- Ảnh 6.

Họa sĩ Nguyễn Văn Thuấn bên cạnh bức tranh chân dung của chính mình - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Qua 4-5 năm học hỏi, ông may mắn gặp họa sĩ Lê Triều Điển và họa sĩ Lương Trường Thọ, hai thành viên của Câu lạc bộ Mekong Art, dẫn dắt và định hướng cho ông theo con đường trừu tượng.

Sau nhiều tìm tòi, trải nghiệm, ông Thuấn lựa chọn lối vẽ siêu thực. Với ông, đây là phong cách có thể bộc lộ sâu sắc nội tâm của mình. 

“Trong nghệ thuật phải có ngôn ngữ riêng, người xem nhìn vào phải nhận ra tôi lập tức và nó mang lại cho tôi cảm giác hạnh phúc” - ông Thuấn cho hay.

Khi đến đây, người thưởng lãm có thể cảm nhận sự tĩnh tại, trầm lắng trong tâm hồn người họa sĩ thông qua cách phối màu của ông, kể cả đó là phối tương phản hay hài hòa.

Ông Thuấn tâm sự ngoài chất liệu màu sắc, ông còn sử dụng chất liệu trong tâm hồn. 

Đó là ký ức tuổi thơ vô cùng đẹp đẽ khi còn nhỏ, như những ngọn đồi xanh, dòng suối róc rách, tổ chim, côn trùng…

Ông cũng lượm lặt chất liệu từ văn hóa Tây Nguyên, Óc Eo, Champa đến nghệ thuật phương Tây, để rồi tỉ mỉ đặt từng chi tiết vào tổng thể hoàn chỉnh.

Xem tranh, họa sĩ Ngô Thắng Quang trầm trồ: “Cách thể hiện của người họa sĩ vừa mềm mại, vừa dữ dội nhưng lại mở ra một thế giới tương lai giả tưởng. Thế giới giả tưởng ấy lại mang hình thái kiến trúc đầy thực tế”.

Bước vào nội tâm chính mình

Một trong những bức tranh khiến người thưởng lãm phải đứng lại, xem và ngẫm là bức Chân dung tự họa của họa sĩ Nguyễn Văn Thuấn.

Họa sĩ Nguyễn Văn Thuấn: Để người xem tự thấy mình- Ảnh 7.

Bức tranh Chân dung tự họa mang lại những trăn trở riêng cho từng người xem - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Là người đã đồng hành cùng ông Thuấn trong một thời gian dài, anh Thắng Quang chia sẻ nếu không hiểu ông Thuấn thì khó để cảm nhận. 

Anh có cơ may được lắng nghe về những cơ hội, đỉnh cao sự nghiệp và cuộc đời ông Thuấn, sau đó là các nghịch cảnh và sự buông bỏ của họa sĩ.

Vì thế bức tranh là một nỗi niềm khó tả với anh. Anh Quang bảo anh cảm nhận khuôn mặt ấy như muốn để các tâm tư, nội tâm được tự do chạy ra ngoài.

Bức tranh đặt trong không gian nhiều chiều cũng chứa đựng ý đồ sâu sắc của tác giả. 

Họa sĩ Nguyễn Văn Thuấn: Để người xem tự thấy mình- Ảnh 8.

Bức tranh đặt trong không gian đa chiều để người xem tự soi xét chính mình - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Ông Thuấn cho biết từng chi tiết, hình khối trên bức vẽ chính là các nỗi niềm, tâm tư trong từng giai đoạn cuộc đời và mỗi gam màu chính là năng lượng cảm xúc của người họa sĩ.

Khi đứng trước một tấm gương, bức tranh mang ý nghĩa để con người tự soi xét lại chính mình. 

Họa sĩ Nguyễn Văn Thuấn: Để người xem tự thấy mình- Ảnh 9.Vợ của họa sĩ Bùi Xuân Phái, người được ông vẽ lên tranh nhiều nhất, qua đời

Bà Nguyễn Thị Sính - vợ của danh họa Bùi Xuân Phái, người phụ nữ được danh họa vẽ chân dung nhiều nhất - vừa qua đời ngày 5-6 tại Hà Nội, hưởng thọ 97 tuổi.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên