07/05/2022 19:29 GMT+7

Họa sĩ Hà Hùng: Vẽ lên toan với lòng không toan tính

Bài và ảnh: MAI THỤY
Bài và ảnh: MAI THỤY

TTO - Thưởng tranh của Hà Hùng giống như thưởng hoa cỏ, giống như dạo chơi một buổi chiều và được trở về với bản lai diện mục của mình.

Họa sĩ Hà Hùng: Vẽ lên toan với lòng không toan tính - Ảnh 1.

Những tác phẩm kiệm nét của họa sĩ Hà Hùng

Tối 7-5, họa sĩ Hà Hùng khai mạc triển lãm cá nhân Mây dưới bóng trăng tại không gian nghệ thuật Mây Artspace (36/70 Nguyễn Gia Trí, Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Triển lãm kéo dài đến ngày 15-5.

Họa sĩ Hà Hùng là cháu nội của Hà Ngại - một vị quan triều Nguyễn. Anh từng xuất bản cuốn hồi ký Khúc tiêu đồng của ông nội và nhận được nhiều sự chú ý của độc giả.

"Hà Hùng - đứa trẻ và nhà sư", kiến trúc sư Nguyễn Việt Triều đã nhận xét họa sĩ bằng hai hình ảnh như vậy.

Họa sĩ Hà Hùng: Vẽ lên toan với lòng không toan tính - Ảnh 2.

Một góc triển lãm

Xuất gia có lẽ là sự biến chuyển tinh thần lớn nhất của họa sĩ Hà Hùng. Ngày mới tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật TP.HCM, anh lao vào sáng tác liên tục với thiên hướng biểu hiện. Thế nhưng, kể từ lúc chọn con đường tu tập, tranh của anh đã xoay dời theo một chiều hướng rất khác, đến nỗi khó ai nhận ra cùng một tác giả.

Họa sĩ Hà Hùng: Vẽ lên toan với lòng không toan tính - Ảnh 3.

Tranh Hà Hùng dẫn người xem lạc vào một khung cảnh êm dịu, tĩnh tại

Nói như giáo sư Bùi Quang Thắng, Hà Hùng là một trong số ít nghệ sĩ Việt Nam tiệm cận đến chủ nghĩa tối giản. Anh tạo ra không gian thiền trong chính tác phẩm của mình bằng cách lượt giản nét vẽ, màu sắc để tranh đạt được sự tĩnh tại. Một bầu trời chỉ tóm gọn lại bằng mấy đám mây. Cái cây chỉ vươn ra vài chiếc lá. Tám con chim trắng ghé ngang tầng không.

Thế nhưng đừng tưởng thế giới của họa sĩ không sôi động, những chủ thể trong tranh uyển chuyển theo đường nét, con người đang bận rộn nghĩ ngợi, con dê đang bận rộn đi - về và cả màu trời cũng liên tục thay đổi sắc thái.

Tranh của Hà Hùng tạo cảm giác dễ chịu và hàm ơn, dễ chịu bởi tranh ít khúc khuỷu và biết ơn bởi tác giả trao người xem một cõi tĩnh hiếm hoi giữa đời sống nhộn nhịp thường nhật.

Họa sĩ Hà Hùng: Vẽ lên toan với lòng không toan tính - Ảnh 4.

Bộ tác phẩm Chân dung

Họa sĩ Hà Hùng: Vẽ lên toan với lòng không toan tính - Ảnh 5.

Tác phẩm Ngủ

Các đường nét trong tranh họa sĩ Hà Hùng nôm giống tranh hang động thời tiền sử, nghĩa là ngô nghê lắm. Bao nhiêu toan tính học thuật, anh đã trút bỏ kể từ ngày khoác áo đi tu. Hà Hùng bây giờ là một đứa trẻ trong hội họa, anh vẽ bằng sự chân thành, chất phác.

45 tác phẩm trong triển lãm, anh đều chọn gam màu tươi tắn. "Khi xưa, tinh thần của tôi rất mộng mị và phức tạp. Nhưng ngày nay, nó đã tươi sáng và rõ ràng, thế nên tranh tôi vẽ cũng sẽ đồng điệu như thế" - họa sĩ chia sẻ.

Họa sĩ Hà Hùng: Vẽ lên toan với lòng không toan tính - Ảnh 6.

Tác phẩm Người chăn dê 1

Họa sĩ Hà Hùng: Vẽ lên toan với lòng không toan tính - Ảnh 7.

Tác phẩm Tĩnh vật

Nhận xét về Hà Hùng, họa sĩ Lê Kinh Tài nói: "Xem tranh Hà Hùng, thấy ở đây mọi thứ nhẹ như thinh không, Hùng thể hiện cái tôi của mình trước sự "thấy", một cách chân thật, không làm màu, không gồng mình… Bỏ qua chuyện đẹp chuyện xấu, với nghệ thuật, xúc cảm nội tại với đề tài phải chân thật với chính mình mới làm nên tác phẩm".

Hình ảnh bóng mây lởn vởn trong tác phẩm và triển lãm của họa sĩ Hà Hùng. Năm 2018, triển lãm cá nhân của anh có tên Dưới trăng mây hồng. Có lẽ trong khi chưa phân định rõ Hà Hùng là một nhà sư hay đứa trẻ, là người đi tìm cõi thiền trong tác phẩm hay kẻ trở về với những ngô nghê của thuở thiếu thời, ta có thể tạm gọi Hà Hùng là áng mây vậy, phiêu diêu và muôn vạn dáng hình.

Họa sĩ Hà Hùng: Vẽ lên toan với lòng không toan tính - Ảnh 8.

Một góc triển lãm

Họa sĩ Hà Hùng: Vẽ lên toan với lòng không toan tính - Ảnh 9.

Tác phẩm Linh hồn

Triển lãm cổ vật từ 5 bộ sưu tập của linh mục Nguyễn Hữu Triết Triển lãm cổ vật từ 5 bộ sưu tập của linh mục Nguyễn Hữu Triết

TTO - Triển lãm chuyên đề Chân dung sưu tập số 2 của Bảo tàng Lịch sử TP.HCM vừa khai mạc sáng 28-4 giới thiệu các cổ vật tuyển chọn từ 5 bộ sưu tập của nhà sưu tập kỳ cựu: linh mục Nguyễn Hữu Triết.

Bài và ảnh: MAI THỤY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên