Binh sĩ Hàn Quốc tiến hành tháo dỡ dàn loa tuyên truyền ở Paju - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, một quan chức quân đội nước này xác nhận: "Chúng tôi trong ngày hôm nay sẽ dỡ bỏ các thiết bị loa phóng thanh tại khu vực biên giới" và vài giờ sau đó họ đã thực thi.
Quân đội Hàn Quốc thậm chí cho phép các phương tiện truyền thông tiếp cận hiện trường diễn ra hoạt động này tại khu vực biên giới ở Paju thuộc tỉnh Gyeonggi.
Một nhà báo Hàn Quốc chuẩn bị cho việc tường thuật tại khu vực tháo dỡ loa chiều 1-5 - Ảnh: REUTERS
Hàn Quốc bắt đầu sử dụng hệ thống loa phóng thanh tuyên truyền thông tin chống Bình Nhưỡng tại khu vực biên giới vào năm 1963 với 40 trạm loa phát.
Vào thời điểm trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh liên Triều giữa Tổng thống Moon Jae In và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vào ngày 27-4 vừa qua, Hàn Quốc đã tạm ngừng hoạt động hệ thống loa phóng thanh này.
Tại cuộc gặp lịch sử nói trên, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí chấm dứt mọi hành động thù địch và gỡ bỏ mọi phương tiện, bao gồm hoạt động tuyên truyền thông tin thông qua loa phát thanh và phát tờ rơi tại các khu vực dọc đường phân định ranh giới quân sự.
Đây là một phần trong các biện pháp đã được hai bên thống nhất nhằm xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau và biến khu phi quân sự (DMZ) trở thành khu vực hòa bình thực sự.
Binh sĩ Hàn Quốc dọn loa sau khi tháo dỡ ở Paju - Ảnh: REUTERS
Ngay sau khi Hàn Quốc tuyên bố dỡ loa, nguồn tin quốc phòng từ Hàn Quốc cũng cho biết Triều Tiên dường như đã bắt đầu dỡ bỏ hệ thống loa phóng thanh tại khu vực biên giới vào sáng cùng ngày.
Chương trình phát thanh tuyên truyền của Hàn Quốc trước đây bao gồm dự báo thời tiết, tin tức của hai nước và cả trên thế giới, thảo luận dân chủ, nền tư bản và cuộc sống tại Hàn Quốc, cũng như bình luận chỉ trích về quan liêu và lãnh đạo tại Triều Tiên…
Dàn loa cũng phát nhạc Kpop, bao gồm các ban nhạc trẻ như Apink hay Big Bang. Đại diện quân sự Hàn Quốc cho biết chương trình kéo dài từ 2 tới 6 giờ rải rác khắp ngày đêm với giờ giấc không cố định.
Dàn loa khủng của Hàn Quốc trước đây - Ảnh: AFP
Theo các quan chức Hàn Quốc, độ vang của âm thanh phụ thuộc vào địa hình, điều kiện thời tiết, cao nhất là 10km trong ngày và 24km vào ban đêm, tức là vào tận Khu công nghiệp Kaesong. Có nghĩa là một lực lượng lớn quân nhân của Triều Tiên đang đồn trú gần biên giới sẽ nghe được và cả những người dân sống gần biên giới như tại Kaesong.
Nội dung tuyên truyền đáp trả của Triều Tiên khó nghe hơn, có thể là do thiết bị chất lượng thấp, tập trung vào lên án gay gắt Seoul và các đồng minh. Thông tin có lẽ không nhằm tuyên truyền mà chỉ để át đi tiếng nhạc từ phía Hàn Quốc.
Binh sĩ Hàn Quốc điều chỉnh âm thanh trong cuộc chiến tuyên truyền nhắm lên phía Bắc - Ảnh: AFP
"Việc phát đi phát lại suốt ngày đêm có ảnh hưởng dần dần và cuối cùng sẽ tạo ra thay đổi. Phản ứng tức giận của Chính phủ Triều Tiên là bằng chứng cho việc họ coi đó là mối đe dọa tới quyền lực ra sao", ông Kim Yong Hun, một quan chức Hàn Quốc, từng giải thích cho mục đích tuyên truyền ra rả lên miền Bắc.
Ví dụ như vào ngày 9-1-2016, Triều Tiên đã đưa ra lời cảnh báo sẽ có chiến tranh nếu Hàn Quốc tiếp tục phát loa tuyên truyền chống lại Bình Nhưỡng tại khu vực biên giới.
Những hình ảnh tháo dỡ dàn loa tại Paju chiều 1-5:
Binh sĩ Hàn Quốc tiến hành tháo dỡ dàn loa tuyên truyền ở Paju - Ảnh: REUTERS
Dàn loa tuyên truyền ở Paju đã được tháo dỡ nhanh chóng - Ảnh: REUTERS
Dàn loa khi được lắp đặt nhằm phát đi thông tin nhắm vào binh sĩ và người dân Triều Tiên - Ảnh: AFP
Binh sĩ Hàn Quốc dọn loa sau khi tháo dỡ ở Paju - Ảnh: REUTERS
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận