Phóng toMáy ảnh không gương lật có kích thước nhỏ hơn nhưng cho chất ảnh tương đương DSLR. Ảnh: IR.
Máy ảnh không gương lật là gì?
Làn sóng di động đã làm thay đổi khái niệm máy tính, khiến chúng trở nên nhỏ gọn và đa dạng hơn. Điều này cũng diễn ra với những chiếc máy ảnh số. Để giúp thu gọn kích thước của những chiếc máy ảnh DSLR (máy ảnh số có thể thay đổi ống kính), vào năm 2008, hai nhà sản xuất Nhật Bản là Olympus và Panasonic đã cùng phát triển một định dạng máy ảnh mang tên Micro Four Third (viết tắt là M43).
Cụ thể, đây là loại máy ảnh không có gương lật như DSLR (gương lật có chức năng phản chiếu hình ảnh lên kính ngắm quang học). Người chụp sẽ quan sát bằng cách nhìn vào màn hình điện thử thay vì ngắm ống kính.
Nhờ loại bỏ được gương lật, các máy ảnh M43 có kích thước nhỏ gọn hơn nhiều so với DSLR. Cảm biến của các máy M43 thời kì đó thường chỉ bằng 30-40% so với DSLR và lớn hơn 8-9 lần so với cảm biến của máy ảnh du lịch thông thường.
Phóng to |
Nhờ loại bỏ gương lật, máy ảnh không gương lật có kích thước nhỏ gọn hơn - Ảnh: DPreview |
Hưởng ứng xu hướng này, năm 2010, Sony cũng cho ra đời khái niệm máy ảnh "Mirorless" dựa trên khái niệm máy ảnh M43 nhưng có kích thước cảm biến cỡ APS-C, tương đương với cảm biến DSLR. Từ đó, chất lượng ảnh của máy Mirorless mới bắt đầu được xem ngang hàng so với các máy DSLR. "Micro Four Third" trở thành tên gọi của một tiêu chuẩn trong các dòng máy Mirorless. (Mirorless là khái niệm của riêng Sony, nhưng nay đã được người dùng gọi chung cho tất cả các máy ảnh không gương lật của các hãng khác như Fujifilm, Panasonic, Samsung,...).
Như vậy, "máy ảnh không gương lật" có thể được hiểu đơn giản là những chiếc "DSLR thu nhỏ" không có gương lật. Dòng sản phẩm này hướng đến những người muốn có một chiếc máy ảnh nhỏ gọn nhưng có khả năng chụp được những bức ảnh chất lượng cao như trên các máy DSLR.
Sự khác biệt khi chụp ảnh với máy ảnh không gương lật
Khác biệt đầu tiên mà các máy Mirorless mang lại đó là sự gọn nhẹ. Không chỉ rút gọn kích thước thân máy, ống kính cũng được làm gọn hơn so với ống kính của DSLR. Điều này giúp cho máy Mirorless có thể nằm gọn trong balo, túi xách cỡ nhỏ, tiện lợi khi đi du lịch hoặc thích hợp với những người thường xuyên di chuyển.
Phóng to |
Máy ảnh không gương lật sử dụng kính ngắm điện tử, giúp người dùng xem trước kết quả ảnh chụp khi tác động đến các thông số. Ảnh: Sony |
Bên cạnh tính di động, Miroless cũng có kiểu thao tác khá giống với máy Compact khi người dùng nhìn vào màn hình thay vì nhìn vào ống kính. Tuy nhiên, về sau này những chiếc máy ảnh Mirorless cũng được trang bị thêm kính ngắm điện tử như mẫu Olympus Pen E-P2, Sony Nex 5/N/R/T, Nex 6, Nex7,...
Khác với ống ngắm quang học trên DSLR, ống kính điện tử (và màn hình) của các máy Mirorless có thể hiển thị trước kết quả ảnh chụp, giúp người dùng có thể thấy ngay được hiệu quả khi thay đổi các thông số.
Bên cạnh đó, các nhà sản xuất hiện cũng đã áp dụng nhiều công nghệ mới cho máy Mirorless để rút ngắn khoảng cách với DSLR như lấy nét theo phase, "tô màu vùng nét" (color peaking),...thậm chí nhiều mẫu Mirrorless hiện nay cũng được trang bị kết nối Wi-Fi và có thể cài được thêm các ứng dụng tương tự như các thiết bị thông minh. Với những công nghệ này, những người mới bắt đầu với nhiếp ảnh dễ dàng làm chủ được thiết bị của mình và tập trung hơn vào việc tạo ra nội dung bức ảnh.
Chọn DSLR hay máy ảnh không gương lật?
Nếu bạn cần một thiết bị nhỏ gọn, thời trang và chất lượng ảnh tốt, máy ảnh không gương lật sẽ là lựa chọn tốt. Tuy nhiên, nhược điểm của máy không gương lật nói chung là số lượng ống kính khá hạn chế và giá cả đắt đỏ. Tuy đã có nhiều hãng thứ ba tham gia sản xuất ống kinh cho Mirrorless như Samyang, Sigma, Tamron,... nhưng số lượng vẫn không đa dạng bằng DSLR.
Nếu bạn là người có ý định theo con đường nhiếp ảnh chuyên nghiệp và không ngại mang vác cồng kềnh, DSLR sẽ là lựa chọn phù hợp. DSLR có độ bền khá cao, máy cầm "đầm tay" và khiến cho người dùng có cảm giác được "chinh phục" thiết bị thay vì chụp ảnh dễ dàng như Mirorless.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận