16/04/2014 10:26 GMT+7

"Hiểm họa" khi làm việc với sếp tồi

VŨ HUYỀN
VŨ HUYỀN

TTO - Nếu không may phải làm việc cho một sếp tồi (sếp ngốc nghếch, thụ động, không biết giao việc, thiếu năng lực...), bạn phải cố gắng không để những sai sót của họ ảnh hưởng tới của mình.

f87dzwvU.jpgPhóng to
Sếp tồi - Ảnh minh họa: workbabble

Tuy nhiên, làm việc với sếp tồi có thể ảnh hưởng tới bạn theo những cách bạn chưa từng nghĩ tới. Dưới đây là những “hiểm họa” như vậy:

Bạn sẽ làm theo những thói quen xấu và gắn bó với chúng

Làm việc lâu tại một môi trường bất thường hoặc phải thay đổi thói quen của mình cho phù hợp với một sếp tồi sẽ đẩy bạn ngày càng theo chiều hướng tiêu cực.

Chẳng hạn, nếu bạn làm việc với người sếp luôn trừng phạt những người bất đồng ý kiến với mình, bạn sẽ quen với việc luôn hạ mình, không bao giờ nói lên quan điểm của mình, thậm chí cố tình giấu giếm khi có sai lầm.

Dù cách cư xử như vậy có thể giúp bạn trong công việc hiện tại, thói quen đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển lành mạnh của công sở và bạn sẽ khó có thể thoát khỏi khi nó đã ăn sâu vào con người bạn.

Bạn ít có khả năng được tăng lương, thăng chức, tham gia những dự án hấp dẫn, cơ hội học thêm và hưởng những lợi ích khác

Những người sếp tồi thường phớt lờ việc ủng hộ bằng phần thưởng tài chính và các khoản động viên khác với nhân viên xuất sắc.

Thậm chí họ không có đủ nguồn lực để làm được những việc đó. Nếu không có hồ sơ thành tích nổi trội, họ sẽ không giành được những dự án và nguồn lực tốt nhất cho nhóm của mình.

Mặt khác, một người sếp giàu kỹ năng hơn sẽ muốn nhận những dự án giá trị cao mà anh/cô ấy biết rằng sẽ khiến sự nghiệp của nhân viên tỏa sáng và đảm bảo nhóm mình được công nhận, bằng vô số cách thức khác nhau.

Danh tiếng nghề nghiệp của bạn sẽ bị ảnh hưởng

Một người sếp thích bạn, có tâm và tài sẽ giúp bạn mở rộng danh tiếng của mình. Anh/cô ấy sẽ đảm bảo những người lãnh đạo trong và ngoài tổ chức thấy được nỗ lực của bạn, nói tốt về bạn với những người khác và giới thiệu bạn tới những người có thể trở thành một phần trong mạng lưới quan hệ của bạn, giúp bạn một cách chuyên nghiệp hay thậm chí tuyển dụng bạn trong tương lai.

Ngược lại, nếu sếp bạn có tiếng xấu, nó sẽ ảnh hưởng tới bạn. Mỗi hành động của bạn trong công việc đều bị người khác “soi” kỹ lưỡng, hay đơn giản mọi người sẽ nhớ tới bạn như một thành viên của nhóm yếu kém nhất công ty.

Bạn sẽ không nhận được những lời nhận xét hữu ích cho sự phát triển nghề nghiệp

Đồng nghiệp có thể cho bạn những phản hồi tích cực nhưng sếp mới là người đưa ra lời khuyên chi tiết giúp bạn làm tốt hơn hay tạo ra sự khác biệt như thế nào.

Sếp tâm lý sẽ đóng góp những lời nhận xét hữu ích, giúp bạn phát triển một cách chuyên nghiệp chứ không chỉ có chỉ trích hay các hình phạt.

Làm việc cho một sếp tồi có thể đồng nghĩa với việc sự nghiệp của bạn sẽ bị chững lại bởi không có phản hồi sâu sắc và đúng mục tiêu cùng hành động phù hợp.

Sếp tồi sẽ ảnh hưởng tới tâm trí và hình ảnh của bạn

Làm việc với sếp tồi có thể tạo ra thái độ tiêu cực trong công việc, khiến bạn đánh giá sai lầm, nghi ngờ năng lực bản thân và thường làm bạn cảm thấy tồi tệ về chính mình. Và điều đó cuối cùng sẽ làm hại tới cả công việc và cuộc sống của bạn.

Với những “hiểm họa” trên, bạn cần tìm mọi cách để tránh làm việc cho sếp tồi trong sự nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình tuyển dụng ban đầu, bạn có thể không ngờ rằng mình làm việc dưới “trướng” một người quản lý yếu kém, xấu tính.

Khi đó, hãy bình tĩnh quyết định mình nên làm gì để thoát khỏi một người sếp thiếu chuyên nghiệp.

Mọi chia sẻ, thắc mắc và bài vở cộng tác liên quan đến chuyện lương bổng, kỹ năng nghề nghiệp, phỏng vấn xin việc... bạn đọc gửi về địa chỉ: vieclam@tuoitre.com.vn. (Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu).

VŨ HUYỀN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên