22/11/2019 15:34 GMT+7

Hệ thống sông Đồng Nai: tứ bề 'thọ' nguồn gây ô nhiễm

ĐÔNG HÀ
ĐÔNG HÀ

TTO - Sáng 22-11, Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai họp phiên thứ 13 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Theo đánh giá, tất cả các con sông thuộc hệ thống sông này đang phải đối mặt với nhiều nguồn gây ô nhiễm.

Hệ thống sông Đồng Nai: tứ bề thọ nguồn gây ô nhiễm - Ảnh 1.

Cá lồng bè chết trắng sông La Ngà - Ảnh: A LỘC

Theo đánh giá của Ủy ban Bảo vệ môi trường (UB BVMT) lưu vực hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống sông này đang chịu sức ép ngày càng lớn do các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

Hậu quả, nguồn nước bề mặt lưu vực hệ thống sông đã và đang bị ô nhiễm cục bộ, trong đó tập trung chủ yếu ở các đoạn chảy qua các tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Theo đó, hầu hết các con sông của lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đều có những vấn đề nổi cộm, bức xúc.

Cụ thể tại TP.HCM là hoạt động khai thác cát trái phép ở sông Sài Gòn, sông Đồng Tranh. Nguồn nước thải sinh hoạt ra kênh Ba Bò ở giáp ranh TP.HCM và Bình Dương vẫn chưa được kiểm soát.

Tại các tỉnh, thành khác đều có những vấn đề về môi trường như xả thải vượt chuẩn, chưa quản lý được chất thải rắn, rác thải sinh hoạt ở nông thôn chưa được xử lý triệt để, khí thải, tro xỉ của các nhà máy thép, nhiệt điện còn gây ô nhiễm…

Hệ thống sông Đồng Nai: tứ bề thọ nguồn gây ô nhiễm - Ảnh 2.

Phiên họp thứ 13 Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai ngày 22-11- Ảnh: Đ.HÀ

Theo báo cáo của ủy ban, sông Đồng Nai là con sông có chất lượng nước tốt nhất trong hệ thống nhưng ở vị trí nhà máy nước Thiện Tân có dấu hiệu suy giảm, đã có dấu hiệu ô nhiễm các chất hữu cơ và dinh dưỡng.

Trong khi đó, sông Sài Gòn tiếp tục ghi nhận hiện tượng ô nhiễm cục bộ, chỉ số của sông Thị Tính vượt quy chuẩn nhiều lần… Một số vị trí thuộc nội ô TP.HCM bị ô nhiễm nặng như cầu Ông Buông (kênh Tân Hóa - Lò Gốm), cầu An Lộc (kênh Tham Lương - Bến Cát - Vàm Thuật) và cảng Phú Định (sông Chợ Đệm).

Tại phiên họp, nhiều ý kiến đóng góp để bảo vệ các con sông, bảo vệ môi trường đã được nêu ra như đề cao và luật hóa việc tham gia bảo vệ môi trường của người dân, cộng đồng, hạn chế không thu hút những ngành nghề gây ô nhiễm, phối hợp xử lý ở những vùng giáp ranh.

Đồng thời cũng thẳng thắn nêu ra những bất cập hiện nay như pháp luật chồng chéo, không nên cấp phép khai thác cát trong lòng hồ thủy lợi đến 30 năm.

Hệ thống sông Đồng Nai: tứ bề thọ nguồn gây ô nhiễm - Ảnh 3.

Kênh Ba Bò nổi bọt trắng vào tháng 10-2018 - Ảnh: BÁ SƠN

Đại diện tỉnh Lâm Đồng kiến nghị phải để lại 100% tiền thu phí bảo vệ môi trường, xử phạt hành vi liên quan cho địa phương để đầu tư cho môi trường.

Ông Võ Tuấn Nhân, thứ trưởng bộ Tài nguyên - môi trường, đánh giá việc quản lý, bảo vệ môi trường đã tốt hơn nhưng nguy cơ gây ô nhiễm vẫn còn.

Thời gian tới khi các địa phương phát triển kinh tế mạnh mẽ, sức ép hệ thống sông Đồng Nai càng lớn, đó đó mỗi tỉnh cần cơ chế chính sách cần cụ thể, rõ ràng hơn.

Ông Nhân cũng đề nghị các tỉnh đặc biệt lưu ý và phải quyết liệt bảo vệ an ninh, an toàn nguồn nước sau vụ nguồn nước sông Đà bị xả thải gây ô nhiễm.

Báo động lưu vực sông Đồng Nai ô nhiễm khủng khiếp Báo động lưu vực sông Đồng Nai ô nhiễm khủng khiếp

TTO - Toàn lưu vực hệ thống sông Đồng Nai hàng ngày phải tiếp nhận trên 4.500 điểm xả từ nhiều nguồn nước thải công nghiệp, khai thác khoáng sản, làng nghề, nước sinh hoạt, nông nghiệp, y tế, chăn nuôi…

ĐÔNG HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên