Thứ 7, ngày 25 tháng 6 năm 2022
Hé mở những cuộc di cư ở cái nôi loài người
TTO - Châu Phi được biết đến như cái nôi của loài người bởi từ châu lục này cách đây khoảng 50.000 năm, tổ tiên chúng ta đã đi đến phần còn lại trên thế giới.
![]() |
Người Khoe-San ở miền Nam châu Phi đã tách biệt khỏi các tộc người châu Phi khác nhưng vẫn mang ADN từ những người nông dân Đông Phi - Ảnh: Roger de la Harpe |
Tuy nhiên, ngay trong lòng châu Phi cũng đã phát sinh những cuộc di cư lớn mang ảnh hưởng sâu rộng.
Câu hỏi về việc xuất hiện các nhóm người ở châu lục đen, như người Hadza ở Đông Phi hay người Khoe-San ở Nam Phi, vẫn rất khó giải thích. Một nguyên nhân là bởi 2.000 năm trước, những cư dân nông nghiệp đầu tiên - người Bantu - đã di cư ra khắp châu lục, đồng thời xóa đi những dấu chân mang gene của các tộc khác.
Bộ gene duy nhất của người châu Phi tiền sử đã được nghiên cứu là của người Ethiopia sống cách đây 4.500 năm.
Pontus Skoglund - nhà di truyền học tiến hóa của trường Đại học Harvard, đã cùng với các cộng sự thu thập ADN từ 15 nhóm người châu Phi tiền sử từ 500 đến 6.000 năm trước, một số có trước cuộc di cư của người Bantu.
Nhóm của Skoglund cũng thu thập ADN từ 19 cộng đồng hiện đại khắp châu Phi để so sánh, trong đó có cả những cộng đồng lớn giống người Bantu và những nhóm nhỏ hơn giống người Khoe-San và người Hadza.
Kết quả cho thấy phần lớn những ADN cổ rất giống với ADN của những người sinh sống ở nơi các bộ xương được tìm thấy, tuy nhiên vẫn có không ít trường hợp khác biệt thú vị, Skoglund cho biết.
“Chắc hẳn đã có những cuộc di cư từ trước ngay trong lòng châu Phi”, Simon Aeschbacher, nhà di truyền học quần thể từ Đại học Bern nhận xét.
Khoảng 3.000 năm trước, những người chăn nuôi gia súc từ khu vực Tanzania ngày nay đã thực hiện cuộc di cư lớn để đến được Nam Phi nhiều thế kỷ trước khi xuất hiện những người nông dân đầu tiên.
Tuy nhiên, Skoglund cho biết những người Malawi hiện sống ngay phía nam của Tanzania có thể là một phân nhánh từ những người nông dân miền Tây Phi. Do đó, người Tây Phi đã góp những ADN đầu tiên cho bộ gene của người châu Phi hạ Sahara.
Nhà di truyền học tiến hóa Carina Schlebush và cộng sự thuộc Đại học Uppsala ở Thụy Điển đã thực hiện một nghiên cứu khác ở Nam Phi - được cho là nơi xuất hiện người tinh khôn.
Nhóm đã nghiên cứu từng phần 7 bộ gene cổ: 3 trong số đó từ những người săn bắn hái lượm 2.000 năm trước và 4 từ những nông dân cách đây 300 đến 500 năm. Đồng thời, họ cũng nghiên cứu thêm ADN từ người hiện đại ngày nay.
Kết quả cho thấy người hiện đại thật sự có ADN của người Bantu tuy những cư dân săn bắn hái lượm cổ ở một số nơi đã có trước cuộc di cư của người Bantu.
Một phát hiện thú vị khác của Schlebush song song với nhóm của Skoglund chính là 9-22% ADN trong con cháu của những người nông dân tiền sử này đến từ miền Đông Phi và khu vực Á - Âu. Trước đó, nhóm nghiên cứu của Skoglund cũng chỉ ra 38% ADN của một nhóm người chăn thả gia súc cổ ở châu Phi có nguồn gốc ngoài châu lục.
Phân tích của Schlebusch đã đi sâu vào lịch sử của loài người hơn của Skoglund khi nhóm sử dụng những bộ gene của người tiền sử từ 260.000 năm trước - bằng độ tuổi của các hóa thạch người tinh khôn đầu tiên.
“Nghiên cứu được khoảng thời gian này gợi mở cho chúng ta lời giải về các câu hỏi như con người hiện đại đã tiến hóa về phương diện hành vi và phương diện giải phẫu ở đâu và như thế nào”, Mathieson, nhà di truyền học tiến hóa ở Đại học Harvard nhận xét.
-
TTO - Quyền sử dụng đất là một loại tài sản, hàng hóa đặc biệt nhưng không phải quyền sở hữu và quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được pháp luật bảo hộ.
-
TTO - Ở tuổi 55, ông Liang Shi, chủ một doanh nghiệp xây dựng ở Trung Quốc, được nhiều người đặt cho biệt danh 'vua thi đại học' vì số lần thi của ông đã vượt quá số ngón trên cả bàn tay lẫn bàn chân của một người.
-
TTO - Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới.
-
TTO - Chính quyền Ukraine thừa nhận Nga đã kiểm soát 'hoàn toàn' một thị trấn gần thành phố chiến lược Lysychansk thuộc tỉnh Lugansk ngày 24-6. Việc để mất thị trấn này khiến Lysychansk có nguy cơ bị tấn công từ nhiều hướng.
-
TTO - Gần đây trên mạng xã hội lan truyền việc một thầy giáo ở Gia Lai kêu oan vì bị buộc thôi việc do sử dụng bằng tốt nghiệp PTTH không hợp lệ. Cơ quan chức năng nói gì?
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận