01/10/2011 20:02 GMT+7

Hãy nghĩ đến môi trường trước khi nhấn nút in

  VÕ HOÀNG TUẤN
  VÕ HOÀNG TUẤN

TTO - Đó là thông điệp mà nhóm học sinh Trường THCS Marie Curie (Hà Nội) gồm Nguyễn Nguyên Nhi (lớp 9P), Trần Thị Hà My (lớp 9E1), Nguyễn Việt Thảo Chi (lớp 9E1) gửi gắm trong phóng sự về giấy.

Phóng sự đã giành giải "Phim xuất sắc nhất" cuộc thi “Qua ống kính trẻ thơ 2011” với chủ đề “Môi trường và giao tiếp”.

Làm phim để bảo vệ môi trường

6cqPC2KZ.jpgPhóng to

Nhóm làm phim, từ phải sang: Nguyễn Việt Thảo Chi, Trần Thị Hà My, Nguyễn Nguyên Nhi - Ảnh: Võ Hoàng Tuấn

Thông điệp về giấy

Tại VN, cuộc thi dành cho học sinh 6 trường THCS tại Hà Nội, ngôn ngữ sử dụng trong phim là tiếng Anh.

Giải thưởng cho các học sinh Trường THCS Marie Curie gồm cúp, bằng khen, đèn bàn học và suất tham dự vòng chung kết khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào tháng 12-2011, địa điểm tổ chức sự kiện này sẽ được công bố sau khoảng một tháng nữa. Đây là lần thứ 6 VN có mặt tại sân chơi quốc tế này.

WxA28uar.jpgPhóng to
Các bạn trẻ trong một lần đi quay ngoại cảnh ở hồ Gươm, Hà Nội - Ảnh: nhân vật cung cấp

Khi đi học về, các bạn thường bắt gặp những tờ rơi quảng cáo, những tờ biên lai rút tiền thẻ ATM bị vứt bừa bãi, cảnh đốt vàng mã vô tội vạ hay nhiều văn phòng chỉ in một mặt giấy A4… Điều này thôi thúc cả nhóm thực hiện phóng sự về giấy.

Trong vòng 5 phút, bộ phim với tựa đề "Hãy nghĩ đến môi trường trước khi ấn nút print" (tức in) mang lại nhiều thông tin và số liệu thực tế về quá trình sản xuất giấy, thực trạng giấy được sử dụng hiện nay, một số giải pháp tiết kiệm giấy…

Các bạn đã lồng ghép những mẫu hoạt hình ngộ nghĩnh, phỏng vấn các nhân viên nhà in báo, các sinh viên, khách du lịch nước ngoài ở hồ Gươm...

zP3oCrFG.jpgPhóng to
WvLGaPtO.jpg

Một số hình ảnh trong phim nói về tác hại của việc sử dụng giấy lãng phí - Ảnh: Nhân vật cung cấp

10CHWN0e.jpgPhóng to
Cảnh những tờ biên lai rút tiền bị vứt bừa bãi tại các cây ATM trong phim - Ảnh: Nhân vật cung cấp
yfvyFeU1.jpgPhóng to
Môt cảnh trong phim: những tập giấy A4 chỉ in một mặt - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Làm phim không dễ

Khi trực tiếp bắt tay vào làm phim bằng chiếc máy quay chuyên dụng, các bạn mới nhận ra làm phim không hề đơn giản! Để có được những thước phim trong năm phút đó, các bạn đã phải cố gắng làm việc hết mình trong suốt ba tháng.

“Qua ống kính trẻ thơ" là chương trình đào tạo làm phim khắp thế giới do Công ty Panasonic khởi xướng và tổ chức, với mục đích tăng cường khả năng giao tiếp, sáng tạo, cách làm việc nhóm cho trẻ em từ 10-15 tuổi.

Tính đến năm 2010, đã có 630 trường học ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia cuộc thi. Chương trình này được tổ chức lần đầu tại Mỹ năm 1989.

Thảo Chi cho biết: “Bọn mình được tham gia khóa học làm phim của Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh thuộc Hội Điện ảnh Việt Nam. Phải mất đến 2 tuần, bọn mình mới sử dụng thành thạo máy quay”.

Nguyên Nhi lo kịch bản, dựng phim và đồ họa; Hà My làm đạo diễn kiêm diễn viên; Thảo Chi phụ trách quay phim. Nguyên Nhi cho biết: “Khó khăn lớn nhất là xây dựng kịch bản. Không ít lần cãi nhau nảy lửa nhưng vì thân nhau từ lớp 6 nên bọn mình nhận ra không thể đánh mất tình bạn vì chuyện như thế. Vậy là mọi người chủ động làm lành và lại bắt tay vào công việc”.

Trong quá trình làm phim, nhóm gặp không ít sự cố như: nhiều người từ chối phỏng vấn, nhóm toàn con gái nên việc mang vác máy quay và nhiều dụng cụ khác không hề dễ, một thành viên lần đầu sử dụng thiết bị chưa quen nên lỡ tay xóa mất dữ liệu...

eTJQQojh.jpgPhóng to
Các bạn trẻ trong một lần đi quay - Ảnh: nhân vật cung cấp

Hà My chia sẻ: “Tuy gặp khá nhiều khó khăn nhưng bọn mình vẫn quyết tâm hoàn thành bộ phim. Cũng nhờ vậy mà bọn mình đã biết được quy trình sản xuất một bộ phim ngắn, cách đặt vấn đề sao cho gần gũi với người xem và kỹ năng làm việc nhóm”.

aqVpBvHC.jpgPhóng to
Nguyễn Phan Vân Linh - Ảnh: Võ Hoàng Tuấn

Một cuộc thi khác về môi trường do Panasonic tổ chức dành cho học sinh là cuộc thi "Panasonic Nhật ký xanh" viết bằng tiếng Anh.

Vượt qua 330 bài thi, bạn Nguyễn Phan Vân Linh (lớp 7I1, THCS Marie Curie, Hà Nội) đã xuất sắc giành giải nhất và suất tham gia vòng chung kết thế giới được tổ chức tại Paris, Pháp vào tháng 12-2011.

Vân Linh chọn chủ đề tái chế giấy, nhựa plastic, pin… và thể hiện thành bài thi dài 10 trang. Bạn còn tự tay làm những vật dụng tái chế để minh họa cho bài thi như thiệp bằng giấy báo, túi xách từ giấy đề-can, lọ hoa bằng vỏ chai nước ngọt...

Mời bạn gửi email cộng tác, góp ý, đóng góp ý tưởng đến trang Nhịp sống teen qua địa chỉ teen@tuoitre.com.vn. Bài viết không quá 1.200 chữ, để chính xác nội dung xin gõ font chữ có dấu tiếng Việt.

  VÕ HOÀNG TUẤN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên