![]() |
Hình vẽ mô phỏng hành tinh Kepler 78b ở khoảng cách rất gần sao chủ - Ảnh: Phys.org |
Theo trang Phys.org, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vừa phát hiện một hành tinh ngoài hệ mặt trời, được đặt tên là Kepler 78b. Nó di chuyển một vòng quanh ngôi sao chủ chỉ trong vỏn vẹn 8,5 giờ. Trong khi đó, Trái đất di chuyển một vòng quanh Mặt trời trong 365 ngày.
Các chuyên gia MIT cho biết hành tinh Kepler 78b nằm rất gần sao chủ, do đó nhiệt độ bề mặt của nó lên tới 2.760 độ C. Trong một môi trường nóng bỏng như thế, lớp vỏ ngoài cùng của hành tinh này đã bị tan chảy, biến cả hành tinh thành một đại dương dung nham khổng lồ.
Điều thú vị là nhóm chuyên gia MIT đã phát hiện được ánh sáng phát đi từ hành tinh Kepler 78b. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện được ánh sáng từ một hành tinh ngoài hệ mặt trời nhỏ bé.
Nhóm chuyên gia MIT cho biết do hành tinh Kepler 78b ở rất gần sao chủ, họ có thể sẽ đủ khả năng đo lực hấp dẫn của nó tác động lên ngôi sao như thế nào. Với thông tin đó, nhóm chuyên gia có thể tính toán được trọng lượng của hành tinh này.
Phát hiện trên vừa được đăng trên tạp chí thiên văn học The Astrophysical Journal.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận