06/09/2024 18:20 GMT+7

Hàng loạt hành vi bị nghiêm cấm khi hành nghề công tác xã hội

Chính phủ vừa có nghị định về công tác xã hội, trong đó quy định cụ thể 6 hành vi bị nghiêm cấm như trục lợi chính sách, xâm phạm lợi ích nhà nước...

Nghiêm cấm trục lợi khi hành nghề công tác xã hội - Ảnh 1.

Ngành công tác xã hội thu hút nhiều bạn trẻ theo học với cơ hội làm việc như nhân viên xã hội học đường, nhân viên xã hội tư pháp, chuyên viên tham vấn tâm lý... - Ảnh: HÀ QUÂN

Theo nghị định 110/2024 về công tác xã hội, đây là hoạt động hỗ trợ cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng giải quyết các vấn đề xã hội. Đối tượng là cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng có nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội.

Các hành vi bị nghiêm cấm khi hành nghề công tác xã hội

Nghị định nêu rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong công tác xã hội.

Đó là cung cấp, công bố, tiết lộ, phá hủy thông tin, dữ liệu cá nhân của đối tượng mà không được sự đồng ý của đối tượng, người giám hộ, người đại diện trừ trường hợp cơ quan, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu theo quy định.

Từ chối cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho người cần bảo vệ khẩn cấp, trừ trường hợp bất khả kháng. Trục lợi hoặc có hành vi vi phạm pháp luật. Lợi dụng hành nghề để trục lợi chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân.

Thu các khoản chi phí, lợi ích ngoài khoản thù lao và chi phí được thỏa thuận thống nhất với tổ chức, cá nhân trong hợp đồng cung cấp dịch vụ công tác xã hội, trừ có thỏa thuận khác.

Lợi dụng hành nghề để xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Nghị định cũng nêu các trường hợp bị cấm hành nghề công tác xã hội là người bị kết án chưa được xóa án tích, đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mất năng lực hành vi dân sự hoặc khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi…

Khuyến khích tư nhân tham gia công tác xã hội

Tuy nhiên chủ trương vẫn khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

Ví dụ về dịch vụ bảo vệ khẩn cấp, các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phải bảo đảm an toàn, nhu cầu khẩn cấp về chăm sóc y tế, nơi tạm trú, nước uống, thực phẩm, quần áo, đồ dùng thiết yếu…

Trường hợp cần thiết thì chuyển gửi người cần hỗ trợ tới các cơ sở y tế, giáo dục, cơ quan công an hoặc các cơ quan, tổ chức phù hợp khác.

Ngoài vai trò chủ đạo của Nhà nước, nghị định khuyến khích xã hội hóa công tác xã hội; các tổ chức, cá nhân đầu tư, tham gia phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15-10-2024. Kể từ ngày 1-1-2027, người hành nghề công tác xã hội phải có giấy chứng nhận hành nghề theo quy định mới.

Nghiêm cấm trục lợi khi hành nghề công tác xã hội - Ảnh 1.Ngành công tác xã hội: Cơ hội mở ra cánh cửa việc làm đầy hứa hẹn

Khái niệm “công tác xã hội” không xa lạ với chúng ta nhưng hầu như mọi người vẫn cho là công việc “từ thiện” không nghĩ đây là một ngành nghề chuyên nghiệp. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành công tác xã hội, CareerViet sẽ giải đáp trong bài viết sau.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên