25/02/2020 16:58 GMT+7

'Hầm tận thế' lưu giữ hạt giống của thế giới

TTXVN
TTXVN

TTO - Ngày 25-2, Na Uy bắt đầu vận hành một 'hầm tận thế' ở Bắc Cực nhằm lưu trữ 60.000 mẫu hạt giống thực vật trên toàn thế giới. Đây sẽ là kho dự trữ hạt giống lớn nhất trên toàn cầu để đề phòng thiên tai.

Hầm tận thế lưu giữ hạt giống của thế giới - Ảnh 1.

Chuyến tàu mới nhất sẽ chở 1,05 triệu hạt giống tới "hầm tận thế" - Ảnh: BANGKOK POST

Căn hầm này được xây dựng trong lòng một ngọn núi gần thành phố Longyearbyen trên đảo Spitsbergen thuộc quần đảo Svalbard của Na Uy, cách Cực Bắc khoảng 1.000km.

Ông Stefan Schmitz - người quản lý kho lưu trữ này và đứng đầu tổ chức "Crop Trust" - cho biết: "Theo nhịp độ của biến đổi khí hậu và gia tăng tốc độ tổn thất hệ sinh thái, cần phải có những nỗ lực khẩn cấp mới nhằm bảo vệ các loại hạt giống lương thực trước nguy cơ bị tuyệt chủng… 

Mục đích lớn lao của việc lưu trữ hạt giống hôm nay phản ánh những quan ngại toàn cầu về những tác động của biến đổi khí hậu và tổn thất hệ sinh thái đối với việc sản xuất lương thực".

Nhiều tổ chức và quốc gia như Brazil, Mỹ, Đức, Morocco, Mali, Israel và Mông Cổ đã gửi các chủng loại hạt giống tới kho bảo tồn này. Chuyến tàu mới nhất sẽ chở tới 1,05 triệu hạt giống được thu thập từ nhiều nơi và sẽ được lưu trữ trong 3 phòng ngầm của kho, còn được gọi là "Hầm của Noah". 

Các tổ chức và các quốc gia gửi hạt ở đây sẽ có quyền sở hữu với những hạt giống đó và có thể nhận lại khi cần thiết.

Nhằm bảo vệ đa dạng sinh học trước nguy cơ biến đổi khí hậu, chiến tranh và các thảm họa nhân tạo hay thiên nhiên khác, ngân hàng hạt giống có khả năng lưu trữ lên đến 4,5 mẻ hạt, hoặc số lượng 2 cá thể đối với mỗi loài thực vật hiện vẫn còn tồn tại. 

Đi vào hoạt động từ năm 2008 và được Chính phủ Na Uy cấp ngân sách, ngân hàng này đã phát huy tác dụng nổi bật trong cuộc nội chiến ở Syria khi các nhà nghiên cứu hồi năm 2015 đã lấy lại từ trong kho ra nhiều bản sao của những hạt giống đã bị mất khi thành phố Aleppo bị phá hủy.

Thế nhưng nghịch lý là kho lưu trữ này cũng chính là nạn nhân của biến đổi khí hậu. Hồi năm 2016, nước đã thấm vào đường hầm dẫn vào kho do lớp băng vĩnh cửu đang tan chảy bởi nhiệt độ ở Bắc Cực tăng một cách bất thường. 

Na Uy đã phải cấp vốn để sửa chữa kho nhằm tránh các tác động của tình trạng Trái đất ấm lên và khí hậu ẩm ướt hơn, mà các nhà khoa học cho là tại Bắc Cực đang diễn ra nhanh gấp 2 lần so với các nơi khác.

Hạt giống 2.000 năm tuổi vẫn nảy mầm thành cây Hạt giống 2.000 năm tuổi vẫn nảy mầm thành cây

Các nhà khoa học Israel đã ươm mầm thành công những hạt giống chà là có từ 2.000 năm trước được phát hiện tại sa mạc Judean.

TTXVN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên