Hai ứng cử viên tổng thống Pháp, bà Marine Le Pen (trái) và ông Emmanuel Macron sẽ đối đầu trong vòng bầu cử tổng thống thứ hai ngày 7-5 - Ảnh: Europe 1 |
Để giúp bạn đọc có những hình dung cơ bản về các luận điểm chính trong cương lĩnh tranh cử của hai chính trị gia mà một trong hai người họ sẽ trở thành tân tổng thống Pháp, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế đã có những so sánh cụ thể về hai ứng cử viên này trong bảng sau đây:
Vấn đề | Emmanuel Macron | Marine Le Pen |
Kinh tế |
- Các điều kiện linh hoạt hơn cho người lao động, tuổi nghỉ hưu là 62. - Những cải cách hướng tới một nền kinh tế mở hơn và có tính cạnh tranh hơn. |
- Duy trì tuần làm việc 35 giờ, tuổi nghỉ hưu là 60. - Các biện pháp bảo hộ thương mại để bảo vệ các doanh nghiệp Pháp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng người lao động. |
EU |
Duy trì khối Schengen và việc tự do đi lại trong Liên minh châu Âu (EU). - Hội nhập sâu rộng hơn Eurozone. - Củng cố sự tồn tại của EU, tăng cường hội nhập khối. |
- Xóa bỏ Schengen và việc tự do đi lại trong EU. - Rời khỏi khối đồng tiên chung châu Âu (eurozone) để quay về dùng đồng Franc. - Tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về vấn đề thành viên EU của Pháp. |
Nhập cư |
- Phản đối các quy định về hạn mức tiếp nhận người nhập cư. - Đẩy nhanh và đơn giản hóa các thủ tục cấp cơ chế tị nạn. |
- Giới hạn mức tiếp nhận người di cư hợp pháp ở mức 10.000 người/năm. - Siết chặt hoặc giới hạn các điều kiện được cấp cơ chế tị nạn. |
NATO |
Không mở rộng thêm ra ngoài khu vực các nước vùng Balkan, Thụy Điển và Phần Lan nếu họ muốn gia nhập. - Dành 2% GDP cho ngân sách quốc phòng vào năm 2025. |
- Rời khỏi cấu trúc chỉ huy quân sự hiện tại. - Tăng chi phí quốc phòng cho quân đội Pháp. |
Nga |
- Duy trì các lệnh trừng phạt liên quan tới tình huống tại Ukraine và diễn tiến tại Minsk. - Thảo luận là cần thiết nhưng sẽ không có những nhượng bộ về các cam kết quốc tế và những vấn đề tự do cơ bản. |
- Việc Nga sát nhập Crimea không được xem là phạm pháp - Ủng hộ “quan hệ hữu nghị chiến lược” với nga để chống khủng bố. |
*Những thông tin nền về bầu cử Pháp:
- Theo quy chế bầu cử tổng thống của chế độ Đệ ngũ Cộng hòa (tức chế độ Cộng hòa Pháp ngày nay) với hiến pháp được soạn thảo năm 1958, tổng thống được bầu trực tiếp, Nội các sẽ chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
- Tổng thống Pháp được bầu trực tiếp và có nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống là người sẽ chỉ định Thủ tướng và các thành phần Nội các, cũng là người ký phê chuẩn các luật và đứng đầu lực lượng quân đội.
- Về cơ bản, bầu cử tổng thống Pháp có hai vòng bầu cử (trừ trường hợp trong vòng bầu cử đầu tiên có ứng cử viên giành được 50% phiếu bầu, tuy nhiên điều này chưa từng xảy ra dưới chế độ Đệ ngũ Cộng hòa Pháp).
Hai ứng cử viên giành được nhiều phiếu nhất trong vòng bầu cử đầu tiên (năm nay là ngày 23-4) sẽ tham gia vòng bầu cử thứ hai (năm nay là ngày 7-5).
- Tổng thống Pháp đương nhiệm là ông François Hollande thuộc đảng Xã hội. Ông Hollande cầm quyền từ năm 2012 và hiện chỉ đạt 22% tỉ lệ ủng hộ của dân chúng.
*Những vấn đề đáng chú ý tại cuộc bầu cử tổng thống Pháp 2017
- Ứng cử viên Fillon, từng thất thế sau các bê bối lạm dụng công quỹ và nhận hối lộ, có thể sẽ dồn sự ủng hộ với ông cho bà Le Pen. Bà Le Pen đã có chuyến thăm Matxcơva ngày 24-3.
- Những quan ngại của dư luận Pháp với chính quyền mới ở Mỹ rất có thể đã làm tăng thêm tâm thế chống Mỹ trong chiến dịch tranh cử vừa qua.
- Vụ tấn công khủng bố mới hoặc xu thế suy thoái kinh tế có thể gia tăng lợi thế phần nào cho ứng cử viên đảng cực hữu Le Pen. Tuy nhiên quan điểm thiếu chắc chắn của cử tri vẫn rất cao khi có khoảng 43% cử tri vẫn chưa quyết định chọn ai.
- Tỉ lệ người đi bỏ phiếu sẽ là yếu tố rất quan trọng trong cuộc bầu cử lần này. Năm 2012 có 80% cử tri Pháp đi bầu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận