Hacker Trung Quốc thu nhập 1 triệu USD/nămTrung Quốc có hacker giỏi nhất thế giới?
Phóng to |
Ảnh minh họa: Internet |
Theo Indian Express, những dữ liệu mật trong hệ thống máy tính tại trụ sở Bộ tư lệnh hải quân miền đông Ấn Độ bao gồm cả thông tin về tên lửa, tàu ngầm hạt nhân INS Arihant đầu tiên của Ấn Độ và cả những dự án quân sự quan trọng như tàu ngầm hạt nhân dưới lòng đất đang được thử nghiệm gần Visakhapatnam, vũ khí chiến lược của Ấn Độ.
Mức độ thiệt hại vẫn đang được xác định, nhà chức trách cho biết "còn quá sớm ở giai đoạn này" để nhận xét về mức độ nhạy cảm của dữ liệu bị tổn hại. Tuy nhiên, đã có ít nhất sáu sĩ quan trung cấp thuộc hải quân Ấn Độ bị truy tố vì các sai sót dẫn đến sự cố an ninh và có thể nhận bản án rất nghiêm khắc.
Các máy tính đã bị nhiễm một loại virus bí mật thu thập và truyền tải những dữ liệu và văn bản tuyệt mật đến các địa chỉ IP từ Trung Quốc.
Theo nguồn tin riêng của Indian Express, những dữ liệu tuyệt mật đã bị đánh cắp, và nguyên nhân có thể xuất phát từ việc sử dụng các ổ lưu trữ USB vốn bị cấm tại các văn phòng hải quân. Trong quá trình điều tra vụ việc, virus bị phát hiện ẩn mình trong các ổ lưu trữ USB hay dùng để truyền tải dữ liệu từ các máy tính độc lập đến các hệ thống khác.
Hải quân và các lực lượng quân sự khác thường chỉ lưu trữ dữ liệu mật trên các máy tính độc lập, không kết nối Internet. Những máy tính này không có cổng hay điểm truy cập cho các ổ đĩa lưu trữ hoặc thiết bị lưu trữ gắn ngoài.
Khi xâm nhập, virus tạo một thư mục ẩn và thu thập những tập tin hay văn bản được chỉ định theo những từ khóa mà nó được lập trình để nhận dạng. Những dữ liệu bị virus đánh cắp sẽ ẩn mình cho đến khi ổ lưu trữ USB chứa nó được gắn vào máy tính có kết nối Internet. Khi đó, dữ liệu sẽ được truyền tải "thầm lặng" đến các địa chỉ IP được chỉ định.
Loại virus này có cấu trúc gần giống với virus thâm nhập hệ thống máy tính quân sự Hoa Kỳ vào năm 2008. Vụ việc là nguyên do dẫn đến lệnh cấm toàn bộ các thiết bị lưu trữ dữ liệu di động như ổ lưu trữ USB tại các cơ quan quân sự.
Hoạt động gián điệp trên không gian mạng bị đưa ra ánh sáng trong hai tháng đầu năm nay. Bên cạnh nguồn lực từ hải quân, các cơ quan điều tra không gian mạng khác cũng tham gia truy tìm dấu vết tin tặc. Trước đó, Trung Quốc đã bị cáo buộc sử dụng các "tiểu đoàn không gian mạng" bao gồm những nhân viên quân sự được đào tạo đặc biệt để đột nhập hệ thống máy tính nhạy cảm trên toàn thế giới.
Tháng 4-2010, các nhà nghiên cứu từ Đại học Toronto, Canada đã cáo buộc một nhóm gián điệp trên mạng ở tây nam Trung Quốc lấy trộm tài liệu từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ và thư điện tử từ văn phòng của Đạt Lai Lạt Ma.
Đầu tháng 3 năm nay, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đưa ra những cáo buộc liên quan đến hacker có nguồn gốc từ Trung Quốc đã thâm nhập vào những máy tính quan trọng, những thiết bị kiểm soát các tàu con thoi và thậm chí cả Trạm không gian quốc tế (ISS).
* Nhịp Sống Số:Thế giới tin tặc ở Trung Quốc | Hacker Trung Quốc tấn công web Hàn Quốc | Tin tặc Trung Quốc tấn công IMF | Tin tặc Trung Quốc, Philippines "chiến đấu"
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận