07/10/2019 12:12 GMT+7

Graffiti nghệ thuật đích thực không bôi bẩn đường phố

RYAN PATEY (người Canada) - HỒNG VÂN ghi
RYAN PATEY (người Canada) - HỒNG VÂN ghi

TTO - Là người yêu thích graffiti (vẽ trên tường), nghiên cứu lịch sử ra đời và văn hóa của graffiti, tôi cho rằng có một khác biệt lớn trong ý đồ của người vẽ graffiti nơi công cộng.

Graffiti nghệ thuật đích thực không bôi bẩn đường phố - Ảnh 1.

Du khách sững sờ khi thấy dòng chữ chửi thề tiếng Anh trên một bức tường ở TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tệ hại và đáng lên án là việc có những người đã viết nguệch ngoạc tên mình, ví dụ: "(Hùng) đã ở đây", "Anh yêu em", hoặc những câu chửi thề, những từ "bẩn" lên bất cứ nơi nào mà họ nghĩ có thể chạm, vạch, vẽ bậy được.

Graffiti có thể được xem là nghệ thuật khi người vẽ mượn mảng tường của cơ quan hay nhà máy để chia sẻ về một thông điệp cuộc sống hoặc nghệ thuật. Trong khi đó, có không ít người phá hoại khi sử dụng không gian công cộng để bôi bẩn lên đó những dòng chữ vô nghĩa hoặc những "bức tranh" nguệch ngoạc.

Ở Canada, graffiti rất phổ biến ở các thành phố như Toronto, Montreal và Vancouver. Thời gian sống ở Montreal, tôi yêu thích nhiều bức vẽ graffiti ở các mảng tường trống của tòa nhà tại đây. Trên thực tế, thành phố Montreal dường như có quan hệ rất tốt đẹp với các nghệ sĩ graffiti. Montreal tổ chức lễ hội hằng năm để tôn vinh văn hóa graffiti và tạo không gian cho các nghệ sĩ sáng tạo thêm tác phẩm mới.

Vẽ graffiti mà không được (chủ của bức tường) cho phép được xem là bất hợp pháp ở Canada. Nhà chức trách sẽ xem xét liệu người vẽ bậy vi phạm lần đầu hay nhiều lần, vẽ ở đâu? Ví dụ, vẽ trên một bức tường bình thường, tội này được xem là nhẹ, bị xử tương tự các hành vi trộm cắp vặt, bị phạt tối đa 500 đôla Canada và ở tù tối đa 2 năm cho mỗi bức.

Tuy nhiên, nếu vẽ bậy ở những nơi như đài tưởng niệm, địa danh văn hóa và có tình tiết tăng nặng như vẽ nhiều lần, mức phạt có thể lên đến 1.000 đôla Canada và phạt tù đến 10 năm cho mỗi bức.

Theo tôi biết, rất nhiều doanh nghiệp ở Canada cho phép các nghệ sĩ được sáng tạo trên các bức tường và không gian khác để tạo ra sắc màu và sự độc đáo cho khu phố. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp còn hợp tác với nghệ sĩ vì điều này có lợi cho đôi bên và cả cho cộng đồng.

Có thể những người vẽ các thông điệp này hiểu rõ về mức phạt dành cho mình nhưng họ cho rằng vẫn đáng để mạo hiểm để thể hiện tiếng nói của bản thân. Tệ hại và đáng lên án hơn, theo tôi, là việc có những người đã viết nguệch ngoạc tên mình, ví dụ: "(Hùng) đã ở đây", "Anh yêu em", hoặc những câu chửi thề, những từ "bẩn" lên bất cứ nơi nào mà họ nghĩ có thể chạm, vạch, vẽ bậy được.

Phá hoại những không gian văn hóa, giải trí, lịch sử... chỉ để nói rằng mình đã ở đây, mình yêu ai đó là hành động rất ích kỷ và kiêu ngạo nếu so với giá trị vượt thời gian của một công trình.

Cho đến cả ngàn năm sau, loài người sẽ vẫn đi du lịch để chiêm ngưỡng, trải nghiệm những di tích, công trình vĩ đại của nhân loại này. Giả sử công trình bị ai đó bôi bẩn bởi những thông điệp ngớ ngẩn và ích kỷ, sẽ chẳng ai quan tâm người viết đã yêu ai, như thế nào, mà họ sẽ lên án kẻ nào đấy đã ích kỷ đến mức viết tên mình lên di tích.

Để lại dấu ấn của mình trên trái đất, với thế giới có thể là điều bất cứ ai trong chúng ta đều ao ước. Nhưng hãy để lại tiếng thơm, đừng lựa chọn hành động bôi bẩn, vẽ bậy lên những công trình có ý nghĩa và giá trị văn hóa, tinh thần, lịch sử... của loài người.

Tranh tường, graffiti và... bôi bẩn đường phố Tranh tường, graffiti và... bôi bẩn đường phố

TTO - Các bức tranh tường, graffiti sẽ đẹp, được trân trọng khi chúng được vẽ bởi những họa sĩ giỏi và được xuất hiện trong những không gian phù hợp. Còn ngược lại, sẽ chỉ là bôi bẩn môi trường chúng ta.

RYAN PATEY (người Canada) - HỒNG VÂN ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên