28/03/2022 10:17 GMT+7

Giáo sư, họa sĩ Nguyễn Trung Tín qua đời

HUỲNH VY - MAI THỤY
HUỲNH VY - MAI THỤY

TTO - Họa sĩ Nguyễn Trung Tín, nguyên giáo sư Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn trước 1975, vừa qua đời ngày 27-3-2022 tại quê nhà Tiền Giang, hưởng thọ 91 tuổi.

Giáo sư, họa sĩ Nguyễn Trung Tín qua đời - Ảnh 1.

Họa sĩ Nguyễn Trung Tín (1933 - 2022) - nguyên giáo sư Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn trước 1975

Giáo sư, họa sĩ Nguyễn Trung Tín qua đời - Ảnh 2.

Chân dung họa sĩ Nguyễn Trung Tín do học trò vẽ tặng

Họa sĩ Nguyễn Trung Tín tên thật là Nguyễn Văn Tín, sinh năm 1932 tại Bến Tranh, TP Mỹ Tho, Tìền Giang.

Ông tốt nghiệp Trường Mỹ nghệ Gia Định năm 1953, tốt nghiệp Trường cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn năm 1959. Họa sĩ Nguyễn Trung Tín là giáo sư Trường Quốc gia Trang trí mỹ thuật Gia Định từ năm 1963 - 1975, là giảng viên từ 1976 - 1979.

Theo thông tin từ Hội Mỹ thuật TP.HCM, lễ nhập quan diễn ra lúc 0h ngày 28-3, lễ viếng tổ chức tại nhà, địa chỉ 254 ấp Lương Phú A, xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Giáo sư, họa sĩ Nguyễn Trung Tín qua đời - Ảnh 3.

Tác phẩm cuối cùng của hoạ sĩ Nguyễn Trung Tín vẽ chân dung nhà thơ Thiên Di - Ảnh: NGÔ KIM KHÔI

Chỉ mới đến thăm họa sĩ Nguyễn Trung Tín cách đây một tháng, nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi không ngờ ông lại ra đi sớm như vậy.

"Họa sĩ Nguyễn Trung Tín được mệnh danh là bậc thầy vẽ phấn tiên với khả năng làm chủ chất liệu và những bức vẽ cuốn hút cùng một bảng màu đa dạng. Vì sức khỏe yếu dần, thầy đã ngưng vẽ hẳn từ một năm trước. Bức vẽ cuối cùng của ông là chân dung nhà thơ Thiên Di. Thầy tiếc rằng vì mắt đã mờ nên không vẽ được cái hồn trong đôi mắt nhân vật nữa" - ông Ngô Kim Khôi kể.

Giáo sư, họa sĩ Nguyễn Trung Tín qua đời - Ảnh 4.

Các hoạ sĩ, nhà nghiên cứu đến thăm hoạ sĩ Nguyễn Trung Tín trong ngôi nhà từ đường ở Tiền Giang - Ảnh: NGÔ KIM KHÔI

Nhà nghiên cứu mỹ thuật cũng thuật lại một khoảnh khắc cảm động trong buổi trò chuyện. Khi ông Ngô Kim Khôi và họa sĩ Uyên Huy, Phạm Thế Trung đến thăm, người thầy lớn tuổi Nguyễn Trung Tín nói trong rưng rưng: "Không có niềm hạnh phúc nào bằng đến cuối đời mà vẫn còn có học trò đến thăm. Các em ơi, nhớ đến thăm thầy thường xuyên vì thầy rất cô đơn…".

Họa sĩ Ngô Đồng, học trò cũ của họa sĩ, giáo sư Nguyễn Trung Tín chia sẻ: “Thầy Tín là một người rất hiền lành, điềm đạm, yêu nghề và thương quý học trò. Mình được học thầy năm nhất đại học vào khoảng năm 1979. Khi đó, họa sĩ Nguyễn Trung Tín và họa sĩ Nhan Chí là 2 họa sĩ vẽ phấn phấn tiên xuất sắc của Sài Gòn. 

Thầy Tín chuyên vẽ chân dung thiếu nữ, rất khéo léo và có hồn. Thầy giữ vị trí quan trọng vì thầy chuyên giảng dạy cho sinh viên năm nhất, năm hai trong một giai đoạn giao thời, chuyển tiếp từ trường Mỹ thuật Sài Gòn với lối vẽ của Sài Gòn trước năm 1975 sang trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM sau này. Tiếc là mình cũng chỉ học được thầy một năm nhất, nên không có nhiều kỷ niệm. 

Thầy về hưu đã lâu và có cuộc sống khá ẩn dật, tế nhị. Nghe tin thầy mất, những lứa họa sĩ cũng đã có tuổi như mình cảm thấy rất bùi ngùi, cảm động, và mất mát. Một người thầy, một cuộc đời họa sĩ rất điềm đạm, nho nhã, hiền lành”.

Một số tác phẩm của cố họa sĩ Nguyễn Trung Tín (Nguồn: Trường vẽ Gia Định):

Giáo sư, họa sĩ Nguyễn Trung Tín qua đời - Ảnh 5.
Giáo sư, họa sĩ Nguyễn Trung Tín qua đời - Ảnh 6.
Giáo sư, họa sĩ Nguyễn Trung Tín qua đời - Ảnh 7.
Giáo sư, họa sĩ Nguyễn Trung Tín qua đời - Ảnh 8.
Giáo sư, họa sĩ Nguyễn Trung Tín qua đời - Ảnh 9.
Giáo sư, họa sĩ Nguyễn Trung Tín qua đời - Ảnh 10.
Giáo sư, họa sĩ Nguyễn Trung Tín qua đời - Ảnh 11.
Giáo sư, họa sĩ Nguyễn Trung Tín qua đời - Ảnh 12.
Giáo sư, họa sĩ Nguyễn Trung Tín qua đời - Ảnh 13.
Giáo sư, họa sĩ Nguyễn Trung Tín qua đời - Ảnh 14.
Giáo sư, họa sĩ Nguyễn Trung Tín qua đời - Ảnh 15.
Cuốn sách tiết lộ thông tin ít người biết về những kiến trúc Pháp - Đông Dương tại Hà Nội trước 1945 Cuốn sách tiết lộ thông tin ít người biết về những kiến trúc Pháp - Đông Dương tại Hà Nội trước 1945

TTO - Không đứng tên tác giả, nhưng nhà báo, nhà khảo cứu Phúc Tiến của TP.HCM chính là tác giả biên soạn cuốn sách này. Thật thú vị khi một người Sài Gòn đã được chọn thay vì một người Hà Nội hoặc một người sống ở Hà Nội nhiều năm.

HUỲNH VY - MAI THỤY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên