Gian nan đời thợ lò - Ảnh 1.

6h30 sáng, thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh, như bị báo thức bởi những tiếng còi tầm. Tiếng còi báo hiệu một ngày làm việc mới bắt đầu. Thợ lò, thợ điện vào xưởng chuẩn bị cho một ca làm việc…

Gian nan đời thợ lò - Ảnh 2.

Xung quanh cửa lò và trên các bờ tường quanh công trường có rất nhiều khẩu hiệu: "Kỷ luật và đồng tâm", "Văn hóa an toàn của thợ mỏ là con đường phát triển bền vững"; "Suy nghĩ về an toàn, làm việc an toàn, gia đình đang đợi bạn ở nhà".

Chúng tôi đặc biệt ấn tượng về sáu nguyên tắc "Tự chủ an toàn" được viết, treo ở khắp mọi nơi: "Bảo vệ mình; bảo vệ đồng đội"; "Không biết không làm"; "Không an toàn không làm"; "Không hiểu thì hỏi"; "Tuân thủ đúng các nội quy, quy định an toàn".

Lò khai thác dưới độ sâu -140m so với mức nước biển. Trước khi xuống hầm lò, mặc bộ bảo hộ, đeo khẩu trang đặc dụng, đội mũ, đeo đèn, anh Phạm Văn Hòa, cán bộ thanh tra an toàn, lấy ra chiếc bình nhỏ và hướng dẫn khá kỹ về việc sử dụng "bình tự cứu" rồi phát cho chúng tôi mỗi người 1 bình đeo bên hông.

Gian nan đời thợ lò - Ảnh 4.

Tiến sâu vào lòng đất, cứ vài chục mét lại xuất hiện thêm các cửa lò ngách, và đường lò cứ nhỏ dần. 

Càng vào sâu, đường lò càng nhỏ, nước tí tách trên vòm lò nhỏ xuống. Nền dưới chân ướt nhoẹt, nhão nhoét bùn than. Nhiều chỗ phải đu, trượt vì độ dốc trong lò cao…

ham lo_a
ham lo_a
tholo9
tholo9

Gian nan đời thợ lò - Ảnh 6.

Ông Hoàng Bạch Đằng - giám đốc Trung tâm cấp cứu mỏ - thừa nhận nghề mỏ là một nghề cực kỳ nguy hiểm.

Vì nguy hiểm nên ngay khi thành lập, mỗi đơn vị khai thác mỏ đã có đội cấp cứu mỏ. Đến năm 1978 thì thành lập hẳn trung tâm cấp cứu mỏ.

Và nay không chỉ có sở chỉ huy với đội cơ động nằm tại Hạ Long, mà còn có thêm 2 trạm cấp cứu vùng đặt tại Cẩm Phả và Uông Bí, với tổng quân số trung tâm đến 236 người, cùng nhiều phương tiện, thiết bị cứu hộ, cứu nạn hiện đại.

"Nghề của chúng tôi khác người, chỉ mong thất nghiệp thôi, vì như thế là ít vụ tai nạn. Nhưng khai thác than nhiều hiểm nguy rình rập không thể biết trước. Dù hiện nay các mỏ đều đã áp dụng những biện pháp an toàn nhất, phòng ngừa tốt nhất, nhưng… ai mà biết trước được. Hàng năm, hàng tháng vẫn có những vụ tai nạn liên quan đến hầm lò" - giám đốc Đằng tâm sự.

Vừa chui lên từ hầm lò Thanh Niên (Công ty Than Thống Nhất), Vũ Văn Phong (36 tuổi, quê Nam Định, thợ lò bậc 5/6), người đen nhẻm than, chỉ có hai hốc mắt và hàm răng trắng muốt, tươi cười: "Theo nghề 13 năm rồi, chui lò suốt thành quen thôi. 

Đã xác định theo nghề mỏ, chả ngán ngại gì đâu. Con người có số hết rồi, ngồi uống bia trên vỉa hè có khi vẫn bị tại nạn giao thông mà chết. Mình xuống lò thì cứ an toàn lên hàng đầu, nếu thấy trong lò bất thường, không an toàn thì mình có quyền nghỉ, dừng làm ra khỏi lò".

Gian nan đời thợ lò - Ảnh 7.

Còn anh Nguyễn Hữu Toản thì tâm sự: "Khi nằm viện cả tháng, vợ con hầu hạ, cũng nghĩ nếu gặp tai nạn thiệt thân thì vợ con nheo nhóc, đơn côi. Rồi thi thoảng vợ cũng can gián nên bỏ nghề hoặc chọn việc trên mặt đất mà làm. Nhưng chưa bao giờ tôi có ý định bỏ nghề. 

Mỗi nghề có một cái đam mê. Tôi lại thích đi lò, hết mỗi ca làm việc, trở lại mặt đất là lại thấy tinh thần được vực dậy, có gì đó rất vui thích".



Ngày đầu tiên đi làm, nghe tiếng nổ mìn trong lò tôi cũng giật mình. Sau quen dần thì thấy bình thường, đến giờ làm lò đã được 16 năm rồi. Tôi luôn dặn các em vào sau phải chú ý an toàn cho bản thân. Làm nghề dù gian khổ nhưng luôn tự hào truyền thống người thợ mỏ kỷ luật và đồng tâm.

ĐỖ VĂN NHƯ (thợ lò bậc 5/6 phân xưởng khai thác 3 khu Tân Lập)




- 10h30 ngày 2-10-2017, tại lò phân tầng 1, khoảnh 3 chợ III giếng khai thác than của Công ty Than Vàng Danh, anh Nguyễn Văn Chi (36 tuổi), phó quản đốc phân xưởng khai thác 1, tử nạn do ngạt khí trong khi kiểm tra hiện trường sản xuất.

- 5h ngày 29-9-2017, tại lò chợ mức -35m, công trường khai thác than 3, Công ty Than Dương Huy, anh Nông Văn Bộc (35 tuổi, quê Tiên Yên, Quảng Ninh) và anh Lưu Văn Nhâm (26 tuổi, quê Hữu Lũng, Lạng Sơn) tử nạn.

- Tháng 3-2006, một vụ nổ khí mê tan dưới hầm lò Công ty Than Thống Nhất khiến 8 người thợ trẻ tử vong.


Gian nan đời thợ lò - Ảnh 10.

Ảnh: VIỆT DŨNG

Gian nan đời thợ lò - Ảnh 11.


Gian nan đời thợ lò - Ảnh 13.

Dù vất vả nhưng thu nhập của thợ lò rất tốt. Nhiều thợ lò đã có mức thu nhập bình quân trên 200 triệu đồng/năm, thậm chí, một số công ty đã có "câu lạc bộ 300" gồm những thợ lò đã đạt thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Không chỉ trả lương cao, tất cả các công ty khai thác than đều tập trung rất nhiều vào việc chăm lo đời sống cho người lao động. Người thợ lò luôn được đảm bảo ăn ngon, ăn no, ăn đủ mỗi ngày, mỗi ca làm việc.

Lao động xuống hầm lò sẽ được ăn một bữa cơm đầu ca (ca sáng, ca chiều), cuối ca (ca đêm) với mức bình quân 50.000 đồng/người. Giữa mỗi ca, mỗi lao động còn được công ty lo cho bữa ăn phụ với mức 26.000 đồng, thường là bánh mì kẹp giò, chả và 2 hộp sữa. 

Riêng ca đêm, lên khỏi cửa lò, mỗi công nhân của một số công ty còn được thêm một lon bia.  

tholo13
tholo13
tholo12
tholo12
tholo11
tholo11


Thợ lò bậc 4/6 Nguyễn Khang Tuân, 26 tuổi, ngồi nghỉ ăn giữa ca với chiếc bánh mì kẹp giò, cùng tiêu chuẩn 2 hộp sữa tươi, chia sẻ: "Em chui hầm cũng được hơn 2 năm rồi, theo truyền thống của nhà ngoại. Nghề này không yêu thì khó theo lắm. Sau mỗi ca làm, nhìn những mẻ than mình làm ra, thấy anh em đều an toàn cảm thấy rất hạnh phúc, có động lực".

Trước, thợ lò gần như "cha truyền con nối", nhưng nay, tại mỗi công ty, số thợ lò là người ngoài Quảng Ninh chiếm rất đông. Đặc biệt, công ty nào cũng có đến cả trăm thợ lò là người dân tộc vùng cao các tỉnh Tây Bắc, Đông Bắc.

Cái khó để tuyển lao động làm thợ lò từ người vùng cao là quy định lao động trước khi vào lò phải học nghề 6 - 18 tháng, và bắt buộc phải tốt nghiệp THPT. Đây là quy định rất khó, trong khi thanh niên vùng cao có nhu cầu làm việc rất nhiều, nhưng vì thiếu bằng cấp 3 nên việc tuyển lao động cũng bị hạn chế.

Thợ lò người dân tộc thường có sức khỏe, độ lì lợm. Rất nhiều thợ lò người dân tộc sau vài năm chui lò đã tích cóp chuyển tiền về quê xây, sửa nhà mới, giúp con em ăn học tử tế.

Chỉ sau 4 năm làm việc, cả Tráng Văn Hùng và Tráng Văn Mạnh, 2 anh em sinh đôi ở Sơn Động, Bắc Giang, đều tích cóp gửi về quê xây được nhà mới 400 - 450 triệu đồng/căn.

"Ở quê, cùng lứa bọn em chỉ có 2 anh em em đi làm gửi tiền về xây nhà được. Làm thợ lò, thu nhập cao chẳng khác gì đi xuất khẩu lao động, mà hàng tháng vẫn được nghỉ cả tuần về thăm vợ, con. Như vậy là quá mỹ mãn rồi" - Hùng bộc bạch.

Gian nan đời thợ lò - Ảnh 16.

Các công ty than đều xây dựng những khu tập thể rất lớn để phục vụ người lao động ở xa. Mỗi phòng ở cho 4 người đều rộng rãi (khoảng 20m2), khép kín gồm phòng ngủ, phòng khách, khu bếp, nhà vệ sinh.

Mỗi người hàng tháng chỉ phải nộp 130.000 - 140.000 đồng tiền phòng. Điện, nước dùng đến đâu trả đến đó. Nếu không tự nấu ăn thì có thể đăng ký ăn ở bếp ăn tập thể với mức giá 35.000 - 50.000 đồng/suất.

Khu nhà tập thể nào, ở bất cứ công ty nào cũng có căngtin, phòng tập thể thao, thư viện với nhiều sách báo, ti vi và hệ thống máy tính nối mạng 24/24.


Gian nan đời thợ lò - Ảnh 18.

Gian nan đời thợ lò - Ảnh 19.

Nguyễn Tuấn Hùng, chàng trai mới qua tuổi 26, vốn là một kỹ sư điện đến từ Hoàng Hóa, Thanh Hóa, không "thân quen, họ hàng gì với ngành than" nhưng lại quyết tâm thử sức với việc thợ lò, chui xuống hầm 8 giờ mỗi ngày.

Hùng tốt nghiệp Đại học Điện lực, không xin được vào cơ quan nhà nước hay công ty nào, cứ chạy loanh quanh, thậm chí có lúc phải làm xe ôm. Gần hai năm làm việc, giờ Hùng đã có mức lương ổn định khoảng 6 triệu đồng/tháng. 

Chỗ ở, ăn uống đã có công ty lo hết, Hùng cũng như mọi công nhân khác chỉ phải chi một khoản rất nhỏ tiền điện, nước, tiền ăn và các chi tiêu lặt vặt.

Khi chúng tôi có mặt ở Công ty Than Hạ Long cũng là lúc anh Nguyễn Đắc Loạt, một cựu thợ lò, đến làm thủ tục xin trở lại làm việc.

Anh Loạt cho biết đã "đội mũ" chui lò từ năm 2004, đến năm 2012 thì xin nghỉ. Sau đó, anh đi làm xây dựng, nhưng khốn nỗi nghề thợ xây cứ ráo mồ hôi là hết tiền. Rồi anh quay sang làm nghề xe ôm. 

Thu nhập phập phù, bấp bênh nên anh có ý định trở lại làm thợ lò.

Gian nan đời thợ lò - Ảnh 20.

Kiếm được một thợ lò quý lắm, nhất là thợ cũ. Từ năm ngoái đến nay chúng tôi đã vận động, kéo trở lại làm việc được cả trăm thợ lò

Ông TRẦN HOÀNG DƯƠNG, trưởng Phòng tổ chức lao động Công ty Than Hạ Long

Gian nan đời thợ lò - Ảnh 22.

Trong hầm lò của Công ty Than Hạ Long đang khai thác ở độ sâu -100m đến -140m, cứ mỗi bước chân, chúng tôi đều cảm nhận rõ bầu không khí đặc hơn, bóng tối bao trùm, rất nhiều gió và hơi nước.

"Nếu so ra, gió này chắc mạnh tương đương cấp 4, cấp 5 ở bên ngoài" - anh Tuấn Anh, cán bộ Văn phòng Công ty Than Hạ Long, cho biết.

Càng vào sâu, không khí càng ngột ngạt hơn, mồ hôi bắt đầu túa ra. Nhưng cũng từ đây, những vỉa than lấp lánh ánh sáng li ti bắt đầu xuất lộ, bám dọc vòm lò kết bằng lưới thép B40 tạo nên những "cầu vồng đen" mê hoặc dưới lòng đất.

Than phủ kín một bên lối đi, chúng tôi phải lom khom, bò, trườn để lách, tránh những công nhân vận hành máy, công nhân đào than. Quần áo, mặt mũi lấm lem, đen xì bụi than.

Tuấn Anh tự hào nói: Các anh thấy đẹp không? "Vàng đen" của Tổ quốc đấy! 

Gian nan đời thợ lò - Ảnh 23.

Thực hiện: ĐỨC BÌNH - NGUYỄN KHÁNH - ĐỨC HIẾU - LÊ ĐỨC DỤC

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên