Trường chuẩn quốc gia không đủ học sinhUBND TP Đà Nẵng duyệt các trường hợp học trái tuyến
Sau khi nghe các giáo viên, nhân viên của trường trình bày nguyện vọng, ông Lê Anh - chủ tịch UBND quận Hải Châu - đã thống nhất giải quyết công việc cho 27 giáo viên, nhân viên diện hợp đồng từ ngân sách và hợp đồng từ học phí nhà trường.
Theo đó, Phòng GD-ĐT quận Hải Châu sẽ chịu trách nhiệm từ nay đến hết tháng 10-2013 bố trí, giải quyết cho giáo viên, nhân viên trong diện hợp đồng ngân sách về nhận công tác tại các trường mầm non công lập trên địa bàn quận Hải Châu.
Đối với diện hợp đồng từ học phí của trường thì tiếp tục làm việc tại Trường 29-3 mới. Sau một năm công tác tại Trường mầm non 29-3 mới này, nếu giáo viên có nhu cầu muốn xin đi đến chỗ khác thì quận sẽ ưu tiên giải quyết.
Trước đó, trong cuộc làm việc với chủ đầu tư trường sáng 31-8, các giáo viên, phụ huynh có con đang học tại Trường mầm non 29-3 đã bị sốc và bức xúc khi được thông báo chuyển trường từ công lập sang tư thục.
Trường mầm non 29-3 là trường đầu tiên của Đà Nẵng được chọn thí điểm mô hình xã hội hóa giáo dục từ công lập sang tư thục với chủ đầu tư là Công ty cổ phần Lương thực Đà Nẵng.
Tại buổi làm việc, phụ huynh tỏ ra rất bất bình với việc chuyển đổi mô hình này. Hiện trường có gần 300 học sinh, trong đó có 62 học sinh học đúng tuyến, số còn lại trái tuyến. Tuy nhiên, hiện nhiều phụ huynh muốn chuyển con đi học trường khác thì đã quá trễ vì hết hạn nộp hồ sơ năm học 2013-2014.
Mặt khác, chi phí học trường tư này cao gấp 2 lần so với lúc chưa chuyển đổi (2,5 triệu đồng/tháng). Ngoài ra mỗi học sinh phải đóng tiền xây dựng trường với mức 1 triệu đồng/học sinh/năm, tiền đồ dùng bán trú 600.000 đồng/học sinh khiến nhiều phụ huynh không kham nổi.
Đối với 34 giáo viên của trường cũ, bảy người có biên chế sẽ được bố trí công tác ở các trường công khác. 27 người mãi đến chiều 9-9 mới được giải quyết công việc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận