27/06/2024 20:57 GMT+7

Giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến qua VIAC eCase

Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) vừa công bố nền tảng Quản lý tranh chấp trực tuyến - VIAC eCase để hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp thương mại trực tuyến.

Ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch VIAC, cho rằng việc ra mắt hoạt động trọng tài điện tử sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp ứng phó nhanh với những tranh chấp thương mại - Ảnh: B.NGỌC

Ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch VIAC, cho rằng việc ra mắt hoạt động trọng tài điện tử sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp ứng phó nhanh với những tranh chấp thương mại - Ảnh: B.NGỌC

Nền tảng VIAC eCase được VIAC công bố tại Diễn đàn VIAC Symposium 2024 với chủ đề thương mại và đầu tư xuyên biên giới trong bối cảnh kinh tế biến động, tranh chấp và trọng tài vừa diễn ra trong 2 ngày 26 và 27-6 tại Hà Nội.

Theo ông Vũ Ánh Dương - tổng thư ký VIAC, nền tảng VIAC eCase được VIAC xây dựng với sự hỗ trợ kỹ thuật của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID).

Việc giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến thông qua VIAC eCase sẽ giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước giảm tối đa chi phí đi lại, làm thủ tục nhưng vẫn đạt được mục tiêu hòa giải, bảo đảm lợi ích chính đáng của các bên.

Ông Vũ Ánh Dương cho hay với nền tảng này, một doanh nghiệp Việt Nam giao kết hợp đồng với doanh nghiệp Nhật Bản nếu không may xảy ra tranh chấp thì có thể nộp đơn và giải quyết tranh chấp trực tuyến qua VIAC eCase.

Như vậy doanh nghiệp Nhật Bản không cần bay sang Việt Nam, trực tiếp tới văn phòng VIAC vẫn có thể nộp đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thông qua VIAC eCase, luật sư hai bên cũng không cần phải đến trụ sở VIAC nhiều lần để nộp các tài liệu. Toàn bộ quá trình có thể giải quyết trực tuyến thông qua VIAC eCase.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch VIAC, cũng cho rằng: "Hoạt động mua sắm hàng hóa qua các sàn thương mại điện tử ngày càng phổ biến. Thương mại điện tử đang trở thành phương thức phân phối chủ yếu, góp phần duy trì chuỗi cung ứng và chuỗi lưu thông.

Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cũng đặt mục tiêu đến năm 2025 có trên 80% doanh nghiệp tại Việt Nam sử dụng hợp đồng điện tử.

Các chỉ số thương mại điện tử cũng cho thấy tiềm năng của nền kinh tế số ở Việt Nam rất lớn. Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam ước đạt 14,7 tỉ USD trong năm 2024 và dự kiến tăng lên 23,77 tỉ USD vào năm 2029.

Vì thế, ông Lộc cho rằng các tranh chấp thương mại điện tử sẽ ngày càng nhiều hơn. Để ứng phó với điều này, các doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn tới hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến thông qua trọng tài điện tử.

Để giải quyết các tranh chấp trong hoạt động thương mại, nhiều chuyên gia cũng khuyến nghị các doanh nghiệp nên sử dụng nền tảng VIAC eCase để giải quyết tranh chấp, điều này giúp doanh nghiệp giảm tối đa thủ tục, chi phí giải quyết các vụ tranh chấp.

Thủ tướng: Sớm áp dụng hóa đơn điện tử với giao dịch thương mại điện tử, livestreamThủ tướng: Sớm áp dụng hóa đơn điện tử với giao dịch thương mại điện tử, livestream

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ ban hành nghị định sửa đổi nghị định quy định về áp dụng hóa đơn điện tử với các giao dịch thương mại điện tử, livestream.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên