Theo thống kê, có nhiều bệnh nhân ung thư đã chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy kiệt cơ thể là do tác dụng phụ trong quá trình điều trị và do chính khối u gây ra.
Nhiều bệnh nhân chết vì suy kiệt
Khối u phá hủy các khối cơ, các mô của cơ thể khiến cho cơ thể phải tiêu hao năng lượng nhiều hơn. Trong khi đó, những phương pháp điều trị ung thư hiện nay ngoài tác động tích cực là tiêu diệt tế bào ung thư, chúng còn tiềm ẩn những tác dụng phụ không mong muốn, khiến thể trạng của bệnh nhân suy kiệt nhanh chóng nếu không được chăm sóc đúng cách.
Nếu sau phẫu thuật cắt khối u, bệnh nhân có thể bị sụt cân vì không thể ăn đầy đủ do đau, buồn nôn hay do các quy định hạn chế thức ăn. Thì sau các đợt hóa trị hay xạ trị, hóa chất và tia xạ có thể tác động gây tổn hại cho những tế bào lành, tế bào vùng lân cận.
Ảnh hưởng rõ rệt nhất là trên các tế bào máu được tạo ra từ tuỷ xương, tế bào chân tóc, tế bào trong miệng, đường tiêu hoá, trong tim, phổi, và hệ thống sinh sản. Do đó sau hóa trị, xạ trị các bệnh nhân thường bị thiếu máu, khô miệng và khó nuốt, buồn nôn, mệt mỏi, rụng tóc, tiêu chảy, viêm da.
Thế nhưng, trên thực tế đa số bệnh nhân ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến việc nâng cao thể trạng, hạn chế đến mức thấp nhất tác dụng phụ của hoá trị và xạ trị. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy kiệt sức khoẻ ở bệnh nhân ung thư, nhiều khi gây khó khăn cho quá trình điều trị do không theo hết được phác đồ tại bệnh viện
Chính vì thế, nâng cao thể trạng, ngăn ngừa suy kiệt đang được tổ chức y tế thế giới coi là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình điều trị ung thư, nhằm nâng cao chất lượng của các phương pháp trị liệu và mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người bệnh.
Lời khuyên của các chuyên gia
Vậy làm thế nào để giảm thiểu các tác dụng phụ, nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau hóa xạ trị?
Câu hỏi này được các nhà khoa học nghiên cứu và bước đầu đã có nhiều kết quả chứng minh việc nâng cao sức đề kháng của bệnh nhân sẽ làm giảm tác dụng phụ do hóa xạ trị. Theo các nhà khoa học có hai hướng để xử lý vấn đề này.
Thứ nhất là chăm sóc tốt về dinh dưỡng để bù lại việc hao hụt năng lượng do các khối u gây ra. Ăn uống đầy đủ thực phẩm có nhóm chất như đạm, bột đường, béo, vitamin và khoáng chất, uống nhiều nước, tập thể dục thể thao, cơ thể được thoải mái, đầu óc được thư giãn…
Thứ hai, sử dụng các loại thảo dược để tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ cơ thể, giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ sâu, giảm mệt mỏi, stress, vượt qua nỗi ám ảnh về tinh thần, suy kiệt về thể chất sau mỗi đợt hóa xạ trị
Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư cần tỉnh táo khi lựa chọn các thảo dược bổ sung. Đã có không ít trường hợp bệnh nhân nghe thông tin truyền miệng, đồn đoán đã săn lùng sừng tê giác, ngà voi, các loại mật gấu, ong, rắn, trong khi hầu hết các sản phẩm này đều không hề được kiểm chứng khoa học rõ ràng. Để rồi khi “tiền mất mà tật vẫn mang” họ mới chợt hiểu ra rằng dùng thảo dược cũng cần phải có căn cứ khoa học.
Qua nghiên cứu, một số thảo dược có thể hỗ trợ tốt cho bệnh nhân ung thư trong việc bổ sung dược chất cần thiết như:
Nghệ vàng: với hoạt chất có hoạt tính sinh học chính là curcumin có tác dụng chống oxy hóa mạnh, tìm diệt gốc tự do, thúc đẩy sự chết tự nhiên và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, ngăn chặn quá trình tạo mạch và ức chế quá trình di căn ung thư.
Tam thất: có chứa saponin notoginseng được các nhà khoa học chứng minh có tác dụng ức chế, tìm, bắt và tiêu diệt tế bào ung thư, làm giảm những triệu chứng mệt mỏi cho bệnh nhân ung thư sau hóa xạ trị.
Rong (tảo) nâu: có hoạt chất chính là fucoidan, có khả năng ức chế quá trình tạo mạch dẫn đến bỏ đói tế bào ung thư, ức chế khối u phát triển và xâm lấn.
Tuy nhiên nếu uống trực tiếp nghệ vàng, tam thất hay ăn rong nâu thì khó mang lại hiệu quả do hạn chế về độ tan và hàm lượng hoạt chất trong thảo dược thô. Curcumin khó hấp thu vào máu do độ tan quá thấp (chỉ 0,001%). Do vậy, để đạt liều tối thiểu có tác dụng, bệnh nhân cần phải ăn đến 4kg nghệ vàng, vài lạng tinh bột nghệ hay đến 24 viên curcumin (tương đương 12g curcumin) mỗi ngày mới có hiệu quả. Còn hàm lượng saponin trong tam thất chưa đến 1,8%. Tỷ lệ này của fucoidan trong tảo nâu chỉ là 1.5%.
Để khắc phục những vấn đề đó, mới đây, các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thành công trong việc chế tạo phức hệ nano FGC gồm fucoidan trong tảo nâu, saponin trong tam thất và curcumin trong nghệ vàng, chuyển giao thành sản phẩm CumarGold Kare, giúp nâng cao thể trạng, ngăn ngừa suy kiệt, mang lại sức khỏe cho bệnh nhân ung thư.
CumarGold Kare giúp tăng độ tan của Curcumin lên hơn 4000 lần nhờ cấu trúc nano rất đặc biệt, bảo vệ các hoạt chất qua hàng rào sinh học, đưa curcumin vào máu dễ dàng, giúp phát huy tối đa hiệu quả của cả ba hoạt chất, so với việc chỉ sử dụng riêng lẻ từng thành phần.
Bước đầu, phức hệ nano FGC được chuyển giao thành sản phẩm viên nang cứng CumarGold Kare, thử nghiệm tại Học Viện quân Y trên chuột được nuôi cấy tế bào ung thư người cho thấy sản phẩm có tác dụng ức chế khối u phát triển , tăng tỷ lệ sống sót và tăng đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu so với nhóm chuột chứng. Để được tư vấn về bệnh ung thư, độc giả vui lòng gọi tổng đài miễn cước 1800 1796, hotline 091 500 1796 hoặc truy cập website cumargoldkare.vn |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận