​Giải bài toán sinh viên ra trường thất nghiệp

K.D
K.D

Tính đến quý I-2016, cả nước có 225.000 người có trình độ cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Đây là một con số đáng báo động.

Trăn trở nạn thất nghiệp

Theo thống kê, cả nước đang có 412 trường đại học, cao đẳng. Tính bình quân mỗi tỉnh, thành có khoảng 6,6 trường đại học, cao đẳng. Cả nước hiện có khoảng 2,2 triệu sinh viên trong tổng dân số 95 triệu dân, cao hơn các quốc gia phát triển. Nhưng chất lượng đào tạo đại học tại Việt Nam còn hạn chế. Điều này dẫn đến nhiều cử nhân loay hoay mãi vẫn… thất nghiệp.

Để giải bài toán việc làm cho sinh viên, các chuyên gia giáo dục cho rằng, các trường đại học phải tạo sự khác biệt bằng việc đi sâu vào chất lượng đào tạo, tập trung vào các ngành nghề mà xã hội đang cần. 

Trong môi trường cạnh tranh, mỗi trường phải chọn một hướng đi riêng, ưu tiên các ngành đào tạo chưa có hoặc chưa nhiều trường làm, gắn đào tạo và thực tế, khắc phục được căn bệnh nặng lý thuyết nhưng ít thực hành, khiến người học ra trường cứ ngơ ngác. 

Các tân khoa trường ĐH Hoa Sen làm nghi thức tuyên hứa trong lễ tốt nghiệp tháng 6-2016

Hơn 82% sinh viên Hoa Sen có việc làm trước khi tốt nghiệp

Dù nạn thất nghiệp ở sinh viên đang rất cao nhưng tại Trường ĐH Hoa Sen, tỷ lệ sinh viên có việc làm trước khi nhận bằng tốt nghiệp luôn đạt trên 80% liên tục trong nhiều năm. Tại lễ tốt nghiệp lần thứ 28, tháng 6-2016, tỷ lệ tân khoa Hoa Sen có việc làm được công bố là 82,22%. 

Nhiều ngành có tỷ lệ này đạt đến 100% như: Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa, Quản trị nhà hàng & dịch vụ ăn uống (Đại học), Quản trị nguồn nhân lực, Công nghệ thông tin, Truyền thông & Mạng máy tính (Liên thông Đại học).

Với một số chương trình hợp tác quốc tế và đại học liên thông, tỷ lệ tân khoa có việc làm ngay đạt mức gần 90%. Giai đoạn trước những năm 2012, tỷ lệ tân khoa có việc làm trước khi nhận bằng tốt nghiệp luôn đạt trên 90%.

ThS. Hoàng Đức Bình, Giám đốc Truyền thông và tuyển sinh, Trường ĐH Hoa Sen cho biết, bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giảng viên có chuyên môn sâu và am hiểu thực tế, chương trình đào tạo tiếp cận các chuẩn quốc tế thì việc đẩy mạnh sự kết nối, hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp là một trong những thế mạnh và hướng đi lâu dài của Hoa Sen. 

Xuyên suốt quá trình xây dựng chương trình đào tạo cho một ngành, lập ngành mới, lên đề cương môn học... đều có sự tham gia tư vấn, phản biện của các doanh nhân nhiều kinh nghiệm. Hầu hết các môn chuyên ngành có giảng viên thỉnh giảng hiện đang đảm trách vị trí quản lý và có học vị cao tại các công ty, doanh nghiệp lớn. 

Hằng năm, từng khoa với từng nhóm ngành khác nhau của trường tổ chức các buổi hội thảo, đối thoại với doanh nghiệp và cựu sinh viên để trao đổi, lắng nghe ý kiến đóng góp về nhu cầu thị trường và yêu cầu về năng lực của người làm việc trong các ngành nghề. Sinh viên ĐH Hoa Sen có cơ hội trải nghiệm thực tế qua 2 kỳ thực tập toàn thời gian tại doanh nghiệp.

Ngoài ra, sinh viên còn được khuyến khích tham gia các câu lạc bộ đội nhóm hoặc tổ chức các cuộc thi nhằm tích lũy kinh nghiệm, phát triển tối đa năng lực và sở thích của mỗi cá nhân. Trường ĐH Hoa Sen cũng không ngừng nỗ lực để giảng viên, sinh viên trải nghiệm môi trường quốc tế thông qua việc giảng dạy, thực tập tại nước ngoài, giao lưu văn hóa và gặp gỡ giảng viên, sinh viên đến từ những quốc gia hàng đầu về giáo dục như: Mỹ, Pháp... 

Sinh viên Hoa Sen thường xuyên tham gia chương trình trao đổi sinh viên với các trường đại học ở Pháp, Thái Lan, Bỉ, Phần Lan... “Điều này lý giải vì sao tỉ lệ sinh viên có việc làm trước khi nhận bằng tốt nghiệp tại ĐH Hoa Sen luôn đạt 80%-90%”, ông Bình nói.

K.D
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên