Giá vàng đã liên tục đi xuống sau khi đạt mức đỉnh vào tháng 8 - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Như vậy trong vòng chưa đầy 1 tháng qua, giá vàng thế giới đã mất 182 USD/ounce, tương đương 5,1 triệu đồng/lượng.
Còn nếu so với mức đỉnh 2.063 USD/ounce thiết lập đầu tháng 8, giá vàng thế giới đã mất hơn 13,6%.
Dù giá vàng miếng SJC niêm yết sáng nay vẫn ở mức 53,75 triệu đồng/lượng, cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 3,73 triệu đồng/lượng, nngười giữ vàng đã mất hơn 8 triệu đồng/lượng nếu mua ở mức đỉnh 62 triệu đồng/lượng. Trường hợp mua ở mức giá 60 triệu đồng/lượng thì cũng lỗ hơn 6 triệu đồng/lượng.
Trên khắp các diễn đàn vàng, nhiều người than lỗ và phân vân không biết nên giữ hay bán lúc này.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, sáng nay Công ty SJC, PNJ đồng loạt niêm yết giá bán vàng miếng SJC ở mức 53,75 triệu đồng/lượng. Tại các cửa hàng vàng, giá bán vàng miếng SJC ở mức 53,77 triệu đồng/lượng, cao hơn 20.000 đồng/lượng so với giá bán tại các công ty vàng lớn.
Chênh lệch giữa giá mua - bán vàng tại các công ty vàng lớn hiện phổ biến ở mức 500.000 đồng/lượng.
Theo các chuyên gia, giá vàng thế giới liên tục đổ dốc trong những phiên gần đây chủ yếu do những kỳ vọng ngày một lớn về vắc xin ngừa COVID-19 sẽ giúp phục hồi nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó thị trường chứng khoán Mỹ liên tiếp thiết lập thêm nhiều kỷ lục mới, khiến nhà đầu tư hướng dòng vốn sang chứng khoán.
Thêm vào đó, dòng vốn ròng chảy vào các quỹ ETF dự báo sẽ giảm mạnh trong năm 2021. Dòng vốn ròng chảy vào ETF khoảng 800 tấn trong năm 2020, ít hơn 75 tấn so với dự báo ban đầu và dự báo sẽ giảm 50% trong năm 2021.
Sự đổi hướng của dòng vốn có thể được nhận ra bởi các phiên bán tháo diễn ra liên tiếp thời gian gần đây và giá vàng đã phá vỡ ngưỡng hỗ trợ tâm lý quan trọng 1.800 USD/ounce khiến giá vàng thế giới lao dốc không phanh.
Lúc này các nhà đầu tư đang dõi theo động thái của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) về các chính sách hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận