Ảnh minh họa: TTO |
Từ ngày 16-3, giá điện có sự điều chỉnh so với trước, cụ thể là mức giá điện sinh hoạt thấp nhất (cho người dùng đến 50 kWh) là 1.484 đồng/kWh. Mức giá cao nhất với điện sinh hoạt (cho kWh từ 401 trở lên) lên mức 2.587 đồng/kWh.
Giá điện cho các ngành sản xuất (như cơ khí, sắt thép, ximăng) có mức tăng mạnh nhất. Cụ thể, giá giờ thấp điểm của các ngành sản xuất từ 869-983 đồng/kWh (tùy cấp điện áp sử dụng). Giá giờ cao điểm từ 2.459-2.735 đồng/kWh.
Việc tăng giá điện, trong bối cảnh giá xăng vừa tăng đã tạo một áp lực không nhỏ lên các đơn vị sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ và cả người dân.
Người ở trọ than
Việc tăng giá điện sinh hoạt đồng nghĩa với việc nhiều chủ nhà trọ sẽ tiếp tục tăng giá điện và người thuê nhà sẽ phải bỏ ra thêm một số tiền để chi trả cho lượng điện tiêu dùng hằng tháng.
Tại nhiều phòng trọ cho thuê, giá điện được tính khoảng 2.500 - 3.500 đồng/kWh, có nơi còn cao hơn.
Chị Thảo Nguyên (Q.Bình Thạnh) cho biết chủ nhà trọ chị ở nói sẽ xem xét phiếu tính tiền điện cuối tháng 3 và điều chỉnh giá điện lên tương ứng ngay trong tháng này.
“Bình thường mỗi tháng mình phải trả 400.000 - 500.000 đồng tiền điện (với giá 3.000 đồng/kWh), nay lên nữa thì có khi một tháng phải trả hơn 500.000”, chị Nguyên than thở.
Nhân viên thu tiền điện tại nhà người dân ở P.5, Q.Gò Vấp, TP.HCM - Ảnh: T.T.D. - Dữ liệu: C.V.Kình - Đồ họa: V.Anh |
Anh Thuận (sinh viên Trường ĐH Huflit) cho biết mình thuê nhà ở khu vực đường D2 (Q.Bình Thạnh) và chủ nhà có nói tháng này tiền điện sẽ điều chỉnh. “Điều chỉnh bao nhiêu thì chưa biết nhưng chắc chắn là tăng”, anh Thuận nói.
Một chủ nhà trọ ở quận 8 cho biết giá điện tăng đến đâu thì chủ nhà cũng tăng theo hoặc tăng hơn vì tính cả chi phí lắp đặt đường điện ban đầu.
Doanh nghiệp kêu khó
“Giá hàng hóa trên thị trường chỉ có giảm vì cạnh tranh nhiều, trong khi đó giá điện lại tăng. Phần chênh lệch đó chắc chắn doanh nghiệp phải chịu”.
Đó là chia sẻ của ông Trần Ngọc Thạo, Công ty TNHH TMDV Trần Việt Thảo (Đồng Nai), đơn vị chuyên gia công chế tạo kết cấu thép. Ông Thạo nói:
>> Ông Trần Ngọc Thạo
“Khó khăn của doanh nghiệp lại chồng thêm một đoạn nữa. Bốn năm nay, giá thành sản phẩm không tăng mà điện thì cứ tăng”, ông Ngọc Thạo chia sẻ.
>> Ông Trần Ngọc Thạo
Đồng tình về điều này, bà Huỳnh Thị Thanh Nga, giám đốc Công ty TNHH kỹ thuật công nghiệp V.G.I, cho biết giá điện tăng sẽ ảnh hưởng đến giá thành dịch vụ mà công ty mình cung cấp cho khách hàng.
“Giá thành đến tay khách hàng sẽ phải tăng vì mình cũng chẳng phải doanh nghiệp “đại gia” để hỗ trợ được phần chi phí chênh lệch do tăng giá điện. Doanh nghiệp lại càng gặp khó hơn”, bà Nga bày tỏ.
>> Bà Huỳnh Thị Thanh Nga
Nhân viên Công ty Điện lực Gia Định chốt chỉ số tại nhà một khách hàng trên đường Huỳnh Văn Bánh, P.13, Q.Phú Nhuận (TP.HCM) - Ảnh: Q.Khải |
Theo tính toán của ông Nguyễn Văn Thắng, Công ty CP Dệt may ĐTTM Minh Thắng (Hà Nội), việc điều chỉnh giá điện sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp vì tất cả các nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm của công ty ông đều tăng.
“Với những đơn hàng đang làm thì doanh nghiệp phải chịu phần chi phí chênh lệch do giá điện tăng, đến khoảng giữa năm 2015 thì mới có bảng báo giá mới”, ông Thắng nói.
>> Ông Nguyễn Văn Thắng
Ông Quách Văn Thịnh, Công ty dệt may Nam Bắc (TP.HCM), cũng cho biết trong dài hạn, nếu các chi phí đầu vào khác không giảm thì doanh nghiệp của ông buộc lòng phải tăng giá sản phẩm để bù cho chi phí điện tăng.
“Thời buổi cạnh tranh khó khăn mà còn tăng giá sản phẩm thì cũng rất khó cho doanh nghiệp”, ông Thịnh chia sẻ.
>> Ông Quách Văn Thịnh
Trước đó, trả lời báo Tuổi Trẻ, ông Hồ Quỳnh Hưng, chủ tịch HĐQT Công ty CP bóng đèn Điện Quang, cho biết bất luận giá điện được điều chỉnh nhiều hay ít, điều chỉnh mấy lần thì cũng đều gây trở ngại rất lớn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, vì cạnh tranh gay gắt không chỉ diễn ra ở thị trường xuất khẩu mà ngay tại sân nhà cũng tương tự.
Tăng 7,5% giá điện, tăng doanh thu 13.000 tỉ đồng Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết từ năm 2007 đến nay đã có 8 lần giá điện được điều chỉnh và trong đó đợt tăng giá mới đây lên tới 7,5%. Tháng 1-2015, EVN có tờ trình xác định các chi phí đầu vào tăng khoảng 12,8%, nhưng chỉ kiến nghị tăng 9,5%. 7,5% là mức do Chính phủ lựa chọn trong 3 mức do Bộ Công thương đề xuất là 7,5%, 8,5% và 9,5%. Với phương án này, năm 2015 EVN sẽ tăng được doanh thu khoảng 13.000 tỉ đồng, lãi khoảng 1% vốn chủ sở hữu, tức khoảng 1.500 tỉ đồng. TS kinh tế Ngô Trí Long đã chỉ ra những điểm chưa hợp lý của việc tăng giá điện này: >> TS Ngô Trí Long |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận